Người nghèo tiêu hoang, người giàu "chắt bóp": Dù kiếm được 10 hay 50 triệu đồng/tháng, điều mấu chốt này mới quyết định vận mệnh giàu nghèo

Hoa Thu |

Kiếm được bao nhiêu tiền không quan trọng bằng việc tiết kiệm được bao nhiêu. Đó mới là chìa khóa để đạt được độc lập tài chính

Người nghèo tiêu hoang, người giàu chắt bóp: Dù kiếm được 10 hay 50 triệu đồng/tháng, điều mấu chốt này mới quyết định vận mệnh giàu nghèo - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Cho dù bạn kiếm được 10 triệu đồng hay 50 triệu đồng một tháng, nếu bạn đang sống chỉ dựa vào tiền lương, bạn sẽ đối mặt với một tình huống bấp bênh ngay khi tiền không còn "chạy vào túi". Đó là lí do nhiều người giàu cũng nhanh chóng phá sản và khánh kiệt. Họ đã quen với một lối sống nhất định và không thể tiếp tục duy trì nó khi hết tiền.‏

‏Càng tiết kiệm được nhiều thì bạn sẽ càng an toàn trước những biến cố. Vấn đề là việc tiết kiệm 10% tiền lương, khi mà bạn chỉ kiếm được 10 triệu đồng một tháng, là khó hơn rất nhiều so với khi bạn kiếm được 50 triệu đồng.‏

‏Dưới đây là 4 kiểu tư duy tài chính phổ biến trên thế giới và những bài học cần nhớ cho mọi người‏

1. Người giàu không biết tiết kiệm

‏Những người thuộc nhóm này thường gặp "các vấn đề của người giàu" như:‏

‏Có bể bơi trong nhà nhưng lại không có đủ tiền để thuê người làm vệ sinh bể bơi‏

‏Có 3 căn nhà nhưng đang phải gồng mình với những khoản tiền thế chấp‏

‏Có hàng tá khoản đăng kí thành viên không bao giờ sử dụng đến, nhưng vẫn trừ đi tiền trong thẻ hàng tháng‏

‏Tiêu vài trăm nghìn cuối cùng trong tháng để đổ xăng cho vài chiếc ô tô ‏

‏Không đủ tiền đóng học phí cho con ở trường tư‏

‏Những người này có thể nổi đình nổi đám trên MXH, và mặc dù bạn có thể ghen tị với lối sống của họ, nhưng đừng bao giờ cố gắng bắt chước thói quen tài chính của họ. Những người này có thể kiếm được nhiều tiền, nhưng họ giữ tiền rất kém.‏

Người nghèo tiêu hoang, người giàu chắt bóp: Dù kiếm được 10 hay 50 triệu đồng/tháng, điều mấu chốt này mới quyết định vận mệnh giàu nghèo - Ảnh 2.

‏Ở Mỹ, cứ 10 người tiêu dùng có thu nhập cao thì có hơn 4 người sống bằng tiền lương. Điều này có nghĩa là cứ vào cuối tháng, họ còn rất ít tiền để chi tiêu.‏

2. Người nghèo không tiết kiệm

‏Thông thường, những người kiếm được ít tiền sẽ không đủ khả năng để tiết kiệm, đặc biệt là khi lạm phát ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn chỉ kiếm được 10 triệu/tháng và xoay sở để đầu tư 5% thu nhập (500 nghìn đồng) vào một quỹ chỉ số chi phí thấp, bạn vẫn có thể xây dựng cho mình một quỹ dự phòng. ‏

‏Những người có công việc lương thấp thường có trình độ học vấn thấp, và do đó không có nhiều nhận thức về hệ thống tài chính. Họ càng không biết về bất kỳ lựa chọn nào để thoát nghèo. ‏

Người nghèo tiêu hoang, người giàu chắt bóp: Dù kiếm được 10 hay 50 triệu đồng/tháng, điều mấu chốt này mới quyết định vận mệnh giàu nghèo - Ảnh 3.

‏Có khoảng 10% người Mỹ đang sống trong nghèo đói, nhưng các chuyên gia cho rằng con số này chưa đúng vì nó dựa trên thước đo nghèo đói chính thức hầu như không thay đổi kể từ giữa những năm 1960. Trên thực tế, có tới gần 20% người Mỹ chỉ kiếm được dưới 25.000 USD mỗi năm.‏

3. Người nghèo biết tiết kiệm

‏Nhiều người không kiếm được nhiều tiền nhưng biết tự nhắc nhở bản thân về lợi ích của việc tiết kiệm và xây dựng một tương lai tài chính tốt hơn để có cơ hội thoát nghèo.‏

Người nghèo tiêu hoang, người giàu chắt bóp: Dù kiếm được 10 hay 50 triệu đồng/tháng, điều mấu chốt này mới quyết định vận mệnh giàu nghèo - Ảnh 4.

‏Việc học hành cũng rất quan trọng và chỉ cần theo học tại một trường đại học công lập là đã đủ để trang bị những kiến thức cơ bản về tiền bạc. Ramsey Solutions gần đây đã công bố Nghiên cứu quốc gia về các triệu phú - cuộc khảo sát lớn nhất về các triệu phú từ trước đến nay với 10.000 người tham gia. Họ phát hiện ra rằng chỉ có 8% triệu phú học tại các trường danh tiếng, trong khi gần hai phần ba (62%) tốt nghiệp từ các trường công lập của nhà nước.‏

4. Người giàu biết tiết kiệm (nhóm 1%)

‏Những người thuộc nhóm này cũng gặp phải "các vấn đề của người giàu", nhưng không giống như nhóm đầu tiên, họ có đủ khả năng chi trả cho những vấn đề đó và vẫn còn tiền tiêu vào cuối tháng.‏

‏Cứ 10 người Mỹ thì có 1 người kiếm được hơn 200.000 USD mỗi năm, và bạn phải kiếm được trung bình 600.000 USD để nằm trong top 1% này‏

Người nghèo tiêu hoang, người giàu chắt bóp: Dù kiếm được 10 hay 50 triệu đồng/tháng, điều mấu chốt này mới quyết định vận mệnh giàu nghèo - Ảnh 5.

‏Một người kiếm được 600.000 USD một năm có thể dễ dàng sống chỉ bằng 10% (60.000 USD) thu nhập mà không cần phải cải thiện lối sống, nhưng thực tế rất ít người làm được. Hành vi xã hội của chúng ta được thúc đẩy bởi mạng xã hội, quảng cáo và cách người khác nhìn nhận về chúng ta. Do đó rất ít người chọn sống trong một ngôi nhà bình thường với một chiếc ô tô bình thường, khi mà họ kiếm được tới 600.000 USD một năm - mức thu nhập đủ để có thể sống trong một biệt thự và mua hẳn một chiếc Ferrari.‏

‏Nhưng nếu bạn kiếm được nhiều tiền và biết tiết kiệm phần lớn thu nhập, bạn thực sự có thể trở nên tự do về tài chính chỉ trong vòng vài năm. Và với những người giàu biết tiết kiệm, khi đã tích lũy được hàng triệu USD, họ tiếp tục dùng số tiền đó đầu tư an toàn. Họ cũng sẽ không bao giờ vung tiền để mua một đống giày Gucci, một chiếc Lamborghini hay một biệt thự 10 phòng ngủ, để tránh số tiền trong tay dần cạn kiệt.‏

‏Những người kiếm và tiết kiệm được nhiều tiền hiểu được cuộc chơi tài chính. Họ chọn sống dưới mức thu nhập, và dần dần nhân lên sự giàu có nhờ sử dụng tiền một cách thông minh.‏ ‏

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại