Chú Ngô (Trung Quốc) năm nay 60 tuổi. Trong một lần đi khám sức khoẻ 5 năm trước, chú được phát hiện bị viêm khớp ở đầu gối phải. Nhưng lúc đó, chú không có bất kỳ triệu chứng nào nên không quan tâm nhiều đến bệnh.
Bản thân chú Ngô là người thích chạy bộ. Chú cho rằng chạy bộ có thể giúp rèn luyện cơ bắp và xương, ngoài ra còn có thể chữa khỏi viêm khớp.
Vì vậy những năm gần đây, chú ấy luôn kiên trì chạy bộ. Tuy nhiên càng về sau chú Ngô càng thấy đau đầu gối. Ở giai đoạn sau, toàn bộ khớp gối sưng tấy và biến dạng. Chú Ngô thậm chí còn không thể đi lại bình thường được nữa.
Thấy vậy, gia đình vội vàng đưa chú đến bệnh viện kiểm tra. Sau khi được thăm khám, các bạc sĩ kết luận chú Ngô bị thoái hoá khớp gối và cần phẫu thuật gấp, nếu không sau này việc đi lại sẽ gặp nhiều khó khăn.
Kết quả này khiến chú Ngô rất khó hiểu. Người già tập thể dục chẳng phải rất tốt hay sao? Tại sao chú thường xuyên rèn luyện thể thao nhưng cuối cùng lại chịu kết cục như vậy?
Thực tế xung quanh có nhiều người bình thường không thích tập thể dục. Nhiều nhất là họ chỉ đi dạo quanh nhà hay ở công viên, ăn uống đạm bạc nhưng vẫn duy trì được sức khoẻ tốt. Điều đó có nghĩa là đối với người già sau tuổi 65, nghỉ ngơi sẽ tốt cho sức khoẻ hơn là tập thể dục mỗi ngày?
Nghỉ ngơi hay tập thể dục sống thọ hơn? Nghiên cứu đã tìm ra câu trả lời
Luôn có rất nhiều tranh cãi về việc nên nghỉ ngơi hay tập thể dục thường xuyên. Những người kiên định với ý kiến của mình sẽ bác bỏ ý kiến còn lại.
Trong một nghiên cứu đăng trên New England Journal (MBJ), các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích tổng hợp 36.383 đối tượng có độ tuổi trung bình là 62,6 tuổi và tiến hành theo dõi trung bình 5,8 năm. Có 2.169 trường hợp tử vong trong quá trình này.
Phân tích cho thấy 6,25 giờ tập thể dục nhẹ như đi bộ, nấu ăn hoặc tập thể dục với mức độ trung bình mỗi ngày có thể giảm được 50 – 60% nguy cơ tử vong. Ngay cả một giờ tập thể dục nhẹ cũng có thể giảm 40% nguy cơ tử vong.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bất kể cường độ tập luyện như thế nào, chỉ cần hoạt động tích cực là có thể giảm nguy cơ tử vong. Và 1 lối sống nguy hiểm là ít vận động. Chúng ta ngồi lâu sẽ khiến nguy cơ tử vong cao gấp 2 lần bình thường.
Vậy thì tại sao chú Ngô tập thể dục mỗi ngày nhưng cuối cùng sức khoẻ vẫn không tốt?
Nguyên nhân đầu tiên là do việc chạy bộ gây ra một số tổn thương cho sụn đầu gối, nhất là đối với người lớn tuổi, tổn thương có thể trầm trọng hơn.
Nguyên nhân thứ hai là phần lớn người cao tuổi sẽ xuất hiện mức độ tổn thương khớp hoặc thoái hoá khớp khác nhau. Chạy bộ sẽ dễ dàng thúc đẩy các triệu chứng phát triển.
Nguyên nhân thứ ba là do chạy không đúng phương pháp như: Không khởi động kỹ trước khi chạy, không đúng tư thế chạy, chạy quá lâu,… dễ gây chấn thương khớp gối.
Một số lợi ích của việc tập thể dục đối với người trung niên, người cao tuổi
Viện sĩ Zhong Nanshan, 80 tuổi bị nhồi máu cơ tim đột ngột do làm việc quá sức vào năm 2004. Kể từ đó, ông dành 3 – 4 ngày mỗi tuần để tập thể dục và duy trì thói quen này đến tận bây giờ.
Theo lời tự thuật của ông, tuổi tác không anh hưởng nhiều đến sức khoẻ của ông, ngoại trừ việc ông không thể tham gia các cuộc thi cường độ cao. Về công việc trong ngày, ông vẫn có thể thực hiện mà không gặp khó khăn nào.
Còn viện sĩ Wang Long, 70 tuổi hiện vẫn tích cực tham gia các hội thảo, hội nghị. Trước đây, ông từng bị thoát bị đĩa đệm thắt lưng và gan nhiễm mỡ do tăng cân. Điều này khiến ông nhận ra tầm quan trọng của việc tập thể dục. Và dù bận rộn đến đâu, ông cũng dành 1 tiếng/ngày để rèn luyện.
- Giảm tốc độ mất cơ bắp: Khối lượng cơ bắp trong cơ thể con người sẽ mất dần theo tuổi tác. Sau 60 tuổi, nó sẽ giảm với tốc độ 3 – 5% mỗi năm và sức mạnh cơ bắp giảm 30% sẽ ảnh hưởng đến chức năng bình thường. Tập thể dục có thể giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp và các chức năng của cơ thể.
- Trì hoãn tốc độ lão hoá: Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Metabolism chỉ ra rằng thực hiện các bài tập aerobic có thể cải thiện chức năng của cơ thể và tế bào gan. Tập thể dục có thể giúp chống lão hoá cơ thể hiệu quả.
- Cải thiện chức năng tim phổi: Nhiều người mới tập luyện một chút đã cảm thấy không thể thở nổi. Nguyên nhân là do sức chịu đựng của tim và phổi yếu. Tập thể dục có thể giúp cải thiện sức bền cho tim mạch, hô hấp. Các bài tập như chạy bộ, bơi lội, đi bộ nhanh có thể khắc phục tình trạng này. Mỗi ngày, bạn nên dành 30 phút tập luyện, tập ít nhất 3 lần/tuần.
- Cải thiện sức khoẻ của xương: Tập thể dục có thể kích thích xương tiết ra bào chế, huy động quá trình tái tạo các đơn vị xương, giúp ngăn ngừa loãng xương.
- Tăng cường sức đề kháng: Tập thể dục có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp kiểm soát cân nặng và kiểm soát huyết áp, lượng đường trong máu. Tập thể dục còn có thể cải thiện tình trạng chung của cơ thể, tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc các bệnh khác.