Ngược đời EU: Muốn ‘đoạn tuyệt’ khí đốt Nga nhưng liên tục mua hàng, lượng nhập khẩu tăng vọt 40%

Y Vân |

Lượng khí đốt vận chuyển qua đường ống từ Nga tới EU tăng vọt do đợt nắng nóng ở châu Âu thúc đẩy nhu cầu sử dụng nhiên liệu.

Ngược đời EU: Muốn ‘đoạn tuyệt’ khí đốt Nga nhưng liên tục mua hàng, lượng nhập khẩu tăng vọt 40%- Ảnh 1.

Lượng khí đốt Nga tới EU thông qua đường ống TurkStream đã tăng hơn 40% trong 7 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2023, tờ Vedomosti đưa tin.

Nhiên liệu của Nga đang có nhu cầu cao do đợt nắng nóng ở châu Âu và châu Á.

Vào tháng 7, tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom (Nga) đã cung cấp hơn 1,5 tỷ mét khối khí đốt cho EU thông qua TurkStream, tăng 29% so với tháng trước, tờ báo trích dẫn dữ liệu từ tập đoàn truyền tải khí đốt châu Âu Entsog cho biết. So với cùng kỳ năm trước, lượng khí đốt được giao đã tăng 9%.

TurkStream là đường ống dẫn khí đốt tự nhiên chạy từ Nga đến Türkiye qua Biển Đen và sau đó tiếp tục đến biên giới với quốc gia thành viên EU là Hy Lạp. Một tuyến đường khác cho khí đốt đường ống Nga đến EU là qua hệ thống trung chuyển ở Ukraine.

Gazprom từng là nhà cung cấp khí đốt chính của EU. Tuy nhiên, sau khi xung đột Nga-Ukaine nổ ra năm 2022, công ty đã giảm đáng kể lượng xuất khẩu sang châu Âu do lệnh trừng phạt của phương Tây và đường ống Nord Stream bị phá hoại.

Mặc khác, EU cũng quyết tâm giảm phụ thuộc vào đường ống khí đốt của Nga và thay vào đó tăng cường mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), chủ yếu từ Mỹ.

Các nhà cung cấp của Mỹ giảm lượng LNG vận chuyển đến EU vào tháng 7. Thay vào đó, Mỹ gửi các tàu chở LNG đến các khu vực ở Châu Á trả giá cao hơn. Tháng trước, Mỹ đã vận chuyển khí đốt bằng đường biển đến người tiêu dùng Châu Á nhiều hơn so với bất kỳ tháng nào kể từ năm 2021. Nhu cầu khí đốt ở châu Á đã tăng vọt do thời tiết nóng.

Các lệnh trừng phạt Nga do EU áp đặt cho đến nay vẫn chưa nhắm vào nguồn cung khí đốt qua đường ống, nhưng nhiều thành viên trong khối, bao gồm Ba Lan, Bulgaria, Phần Lan, Hà Lan và Đan Mạch, đã tự nguyện dừng nhập khẩu. Tuy nhiên, một số quốc gia EU, bao gồm Áo, Hungary, Slovakia và Ý, vẫn đang nhập khẩu khí đốt qua đường ống của Nga.

Thỏa thuận vận chuyển khí đốt giữa Gazprom và Ukraine sẽ hết hạn vào cuối năm nay và Kiev cho biết không có kế hoạch gia hạn. Tháng trước, có thông tin cho biết một số nước EU đang thảo luận về các cách thức cho phép khí đốt Nga tiếp tục lưu thông qua mạng lưới đường ống dẫn khí qua lãnh thổ Ukraine sau năm 2024.

Theo RT

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại