Gan là một những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chăm sóc gan. Mặc dù các tế bào gan có khả năng tự phục hồi và tự tái sinh mạnh mẽ, nhưng không phải là bất tử. Khi bị tổn thương quá nặng, gan sẽ không còn khả năng tự hồi phục.
Đó là lý do bạn nên chăm sóc gan thật tốt và tránh xa 9 yếu tố hủy hoại gan dưới đây.
1. Đường. Quá nhiều đường không chỉ gây hại cho răng của bạn mà còn tác động xấu đến chức năng gan của bạn. Quá nhiều đường tinh chế và xiro ngô fructose cao gây ra sự tích tụ mỡ trong gan, dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Một số nghiên cứu cho thấy đường có thể tác động xấu đến gan tương tự như rượu bia, ngay cả khi bạn không thừa cân.
2. Thảo dược bổ sung. Ngay cả khi thực phẩm chức năng ghi trên nhãn mác có xuất xứ từ nguồn gốc tự nhiên nó cũng không hề tốt cho gan của bạn. Ví dụ một số loại thảo dược có tên là kava kava giúp làm giảm triệu chứng mãn kinh, nhưng các nghiên cứu cho thấy nó có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng gan.
Ở một số quốc gia đã cấm hoặc hạn chế sử dụng các loại thảo mộc trong TPCN, nếu bạn có ý định bổ sung bất kỳ loại TPCN nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
3. Béo phì. Mô mỡ thừa tích tụ trong tế bào gan có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không chứa cồn (NAELD). Do đó, gan của bạn có thể bị sưng phù lên. Theo thời gian, nó có thể làm cứng và dẫn đến mô sẹo trong gan (xơ gan). Bạn có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ không do cồn cao hơn nếu cơ thể bị thừa cân, béo phì, độ tuổi trung niên hoặc mắc bệnh tiểu đường.
4. Bổ sung quá nhiều viatamin A. Cơ thể cần lượng vitamin A và chúng ta thường bổ sung chất này thông qua các thực phẩm như trái cây tươi, rau quả, đặc biệt là những nguồn thực phẩm có màu đỏ, cam và màu vàng. Nhưng nếu bạn bổ sung lượng vitamin A thừa, điều này có thể tác động xấu đến chức năng gan.
5. Các loại nước ngọt. Nghiên cứu cho thấy, những người uống quá nhiều nước ngọt có nhiều khả năng mắc bệnh gan nhiễm mỡ không cồn. Do đó, tốt nhất không nên uống nhiều các loại đồ uống công nghiệp, đồ uống có ga hàng ngày.
6. Acetaminophen. Bạn thường có thói quen dùng thuốc giảm đau khi bị đau lưng, nhức đầu, cảm lạnh… Tuy nhiên, nếu bạn vô tình uống quá liều các loại thuốc chứa acetaminophen có thể gây hại cho gan. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ cho liều lượng vừa đủ để đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến chức năng gan.
7. Dùng chung bơm kim tiêm. Sai sót y tế như việc bác sĩ, y tá dùng chung bơm kim tiêm cho bệnh nhân có thể lây truyền virus viêm gan C qua máu, ngay cả khi chỉ một lần duy nhất dùng chung bơm kim tiêm.
8. Chất béo chuyển hóa. Chất béo chuyển hóa là loại chất béo nhân tạo có trong một số loại thực phẩm chế biến sẵn. Chế độ ăn nhiều chất béo chuyển hóa nhiều khả năng gây tăng cân, điều này không tốt cho gan của bạn.
9. Đồ uống có cồn. Uống quá nhiều rượu bia có thể gây hại cho gạn của bạn. Gan nhiễm mỡ là hiện tượng tích mỡ trong tế bào gan, xảy ra ở những người uống rượu nhiều. Tình trạng này có thể giảm khi bệnh nhân ngưng uống rượu nhiều. Ngược lại, nếu họ vẫn tiếp tục uống rượu nhiều, nó sẽ tiến triển dần đến bệnh viêm gan.
*Theo WebMD
http://hoithaodinhduong.soha.vn/