Nga chuẩn bị gì khi có tấn công hạt nhân vào Thủ đô?

Anh Minh |

Theo Bộ Các tình trạng khẩn cấp Nga, trong tình huống có tấn công hạt nhân nhằm vào Thủ đô Moscow, hệ thống hầm ngầm sẵn có đủ chỗ chứa cho toàn bộ người dân của thành phố. Mặc dù đây là tuyên bố chưa thể được kiểm chứng, nhưng thủ đô Moscow của Nga nổi tiếng với số lượng boongke lớn dành cho hoạt động dân vệ và quân sự.

Những người dân Moscow bình thường cũng biết những câu chuyện về hầm ngầm, boongke ở thành phố này. Nhưng đó là những loại boongke nào, khả năng chống chịu của chúng ra sao?

Theo National Interest, boongke ở Moscow có thể chia làm 4 loại: hầm ngầm, đường hầm xe điện, đường hầm xe điện loại 2 và hầm vòm lớn. Hai loại đầu tiên hầu hết được sử dụng cho hoạt động dân vệ. Hai loại sau chủ yếu dùng cho quân sự và các cơ quan chính phủ.

Hệ thống phòng thủ dân sự lớn nhất và nổi tiếng nhất ở Nga là hệ thống tàu điện ngầm Moscow. Hệ thống này được thiết kế đặc biệt nhằm chống lại các cuộc tấn công hạt nhân, không chỉ sâu mà còn được gia cố để có độ chống chịu cao.

Tại đây thường được bố trí các cửa đặc biệt để nâng cao khả năng chịu đựng và bảo vệ, có thể chịu được sức ép của các vụ nổ lớn. Tuy nhiên, chỉ có các ga chính mới được bố trí các tấm cửa lớn này.

Nga chuẩn bị gì khi có tấn công hạt nhân vào Thủ đô? - Ảnh 1.

Cửa chống tấn công hạt nhân

Các nhà ga xây dựng sau này thường được bố trí các thiết bị chống chịu các vụ nổ với phương pháp hiện đại áp dụng trong quân sự.

Ngoài hệ thống tàu điện ngầm, còn các loại hầm trú tránh bom dân sự khác được bố trí rải khắp Moscow. Những chỗ trú ẩn này thường tương đối nông, khả năng bảo vệ trước một vụ nổ lớn cũng ở chừng mực nào đó.

Nga chuẩn bị gì khi có tấn công hạt nhân vào Thủ đô? - Ảnh 2.

Trong hầm ngầm

Sự tồn tại của những hầm cá nhân này được thể hiện ở những ống thông hơi của chúng. Một số hầm trú ẩn này được bố trí ở những nơi kinh doanh buôn bán và nơi đậu xe.

Tuy nhiên, mọi boongke phải có khả năng chịu được vụ nổ có sức ép 100 Kilopascal (Pascal hay Pa là đơn vị đo áp suất, 1 Pa= 0,981kg/m2, 1 Kilopascal=1000 Pa).

Các boongke đều có nước và thức ăn dự trữ để tồn tại trong hai ngày. Hệ thống lọc khí cũng được thiết kế ở mức tiêu chuẩn. Máy phát điện cũng được bố trí để chạy máy lọc khí và chiếu sáng.

Nga chuẩn bị gì khi có tấn công hạt nhân vào Thủ đô? - Ảnh 3.

Xe cứu thương bố trí sẵn trong hầm ngầm

Sau một giai đoạn hỗn loạn khi Liên Xô sụp đổ, chính phủ Nga có vẻ lại chi tiền củng cố hệ thống hạ tầng này với một chương trình bắt đầu từ năm 2015, xây hay nâng cấp hoặc làm mới các hệ thống boongke phòng vệ dân sự. Các đợt tập huấn quy mô lớn được thực hiện vào năm 2016 với 40 triệu người tham gia.

Thông tin về các boongke quân sự ít hơn rất nhiều, nhưng một số chuyên gia phỏng đoán nó có thể sâu hơn các boongke dân sự. Ban đầu chúng được xây dựng kiểu hầm ngầm và tàu điện ngầm, nhưng từ những năm 70-80 của thế kỷ trước, boongke quân sự ở Moscow được xây theo kiểu hầm mái vòm và kiểu tàu điện ngầm 2.

Nga chuẩn bị gì khi có tấn công hạt nhân vào Thủ đô? - Ảnh 4.

Boongke kiểu mái vòm được phát triển nhằm cải thiện khả năng sống sót so với các boongke nông tuy chi phí cao hơn nhiều. Xung quanh các boongke này là các vật triệt tiêu chấn động, là tấm đệm che chắn người bên trong trước sóng xung kích của một vụ nổ hạt nhân.

Boongke tàu điện ngầm loại 2 cũng tương tự kiểu thông thường nhưng được làm ở độ sâu lớn hơn nhằm gia tăng độ chống chịu và bí mật. Người ta nói chúng được xây dựng theo hai giai đoạn.

Giai đoạn 1 là trong các thập kỷ 1970 và 1980, gọi là các hầm ngầm D-6 và giai đoạn hai xây dựng trong giai đoạn 1990-2000. Tuy nhiên, thông tin về hệ thống hầm tàu điện ngầm 2 luôn được giữ kín.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại