Sự thật luôn luôn phũ phàng, nhất là khi có người nói rằng bạn không thể trở nên giàu có. Nếu vẫn tiếp tục muốn làm giàu, hãy tham khảo những dấu hiệu dưới đây để cải thiện tình hình.
Bạn không hiểu những phép toán cơ bản
Kiếm tiền là một quá trình toán học. Bạn phải biết mình kiếm được bao nhiêu từ mỗi hợp đồng, mỗi giờ làm việc. Sau đó, bạn phải trích một phần thu nhập để chi trả trả cho nhân viên và thuế. Số tiền còn lại dùng để tái đầu tư sinh lời. Đây đều là những phép cộng, trừ, nhân, chia đơn cơ bản trong toán học.
Bạn phải hiểu được số liệu, tính toán và kết luận từ chúng. Nếu không, bạn sẽ không thể đánh giá được công việc kinh doanh cũng như cải thiện nó.
Bạn tiết kiệm tiền thay vì kiếm thêm
Đây là sự khác biệt giữa những người muốn làm giàu và những người cố gắng thoát nghèo. Bạn có thể tiết kiệm để đủ sống, nhưng không thể tiết kiệm để trở nên giàu có.
Cách duy nhất để trở nên giàu có là kiếm thêm tiền và đầu tư. Đây là một quá trình đơn giản: bạn tìm cách để tạo thêm thu nhập, sau đó đem chỗ tiền đó đi đầu tư vào những dự án sinh lời nhiều hơn. Bạn có thể lặp lại quá trình này bao nhiêu lần tùy ý.
Bạn tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được
Nếu bạn đang tiêu nhiều hơn những gì mình kiếm được, bạn sẽ nghèo đi thay vì giàu lên.
Nhiều người quá quan tâm đến hình thức, thể diện đến nỗi phải vay tiền để nâng cấp điện thoại mỗi năm, mua đồ giảm giá dù không cần,... Bạn không việc gì phải xấu hổ nếu không đủ tiền mua thứ gì đó. Điều này nên là động lực để bạn đạt được mục tiêu đó sau này.
Bạn xin lời khuyên từ những người không thành công
Những người xung quanh định nghĩa con người bạn, tư duy của bạn. Họ có thể giúp bạn tận dụng tiềm năng, hoặc cản trở sự phát triển của bạn. Bạn chính là tổng hòa của 5 người bạn tiếp xúc nhiều nhất trong cuộc sống. Nếu 4 người kia đều nghèo, bạn sẽ chính là người thứ 5.
Vì thế, hãy tìm người mà bạn muốn trở thành và học hỏi từ họ.
Bạn thiếu kỷ luật
Bạn không thể giàu có chỉ qua một đêm, nên nếu muốn thành công, hãy đầu tư thời gian, tập trung và rèn kỷ luật.
Những người sống có kỷ luật sẽ hoàn thành công việc dù cảm thấy thế nào đi nữa. Bạn không thể sống một cuộc đời thành công khi chẳng thể làm chủ hành động của mình.
Bạn không đầu tư
Bạn nên tìm hiểu và thử đầu tư, dù chỉ là một khoản nhỏ. Đầu tư sẽ giúp bạn kiếm được nhiều hơn từ số tiền ít ỏi bạn bỏ ra. Có 2 kiểu đầu tư: đầu tư chủ động và đầu tư thụ động
Đầu tư chủ động là bạn dành thời gian và tiền bạc để kinh doanh.
Đầu tư thụ động là bạn mua một căn nhà và cho thuê nó.
Bạn không có mục tiêu tài chính
Những người giàu có luôn biến việc giàu có trở thành mục tiêu của mình. Đó là ưu tiên số 1 của họ. Họ sẽ lập ra mục tiêu tài chính cụ thể, làm những việc cần thiết để thực hiện nó.
Hầu hết mọi người đều thắc mắc tại sao mình không kiếm được nhiều hơn. Đó là vì họ chỉ biết sống cho hiện tại. Nếu không biết đột phá, nhìn xa trông rộng, bạn sẽ mãi nghèo.
Bạn nghĩ người khác giàu nhờ may mắn
Bạn cho rằng những người khác thành công là nhờ "ngậm thìa bạc" và may mắn. Sự thật là họ phải trải qua rất nhiều điều mới có ngày hôm nay, với tất cả sự chăm chỉ và tận tâm của mình.
May mắn là yếu tố quan trọng, nhưng nó không quyết định mọi thứ. Bạn cũng có những công cụ để trở nên giàu có như người khác, vấn đề là bạn có biết tận dụng không.
Bạn luôn tìm lý do ngụy biện
"Tôi không có lỗi", "Mọi thứ thật chẳng công bằng",... là cách mà những người không bao giờ giàu được bao biện cho sự thất bại của mình.
Nếu ai cũng đối xử với bạn theo cách bạn không mong muốn, hãy lùi lại và nhìn vào mẫu số chung: chính là bạn! Bạn chính là vấn đề, nên đừng ngụy biện cho sự thiếu nỗ lực trong việc khiến mọi thứ tốt hơn.
Sự thực này quá phũ phàng đến nỗi nhiều người không dám đối mặt. Không ai dám thừa nhận mình không đủ nỗ lực, không đủ tài năng, không đủ trưởng thành. Vì thế, họ sẽ đổ lỗi cho những thứ xung quanh và ngồi chờ thế giới thay đổi để tạo điều kiện cho họ.
Bạn không học hỏi liên tục
Học hỏi là một quá trình lâu dài. Đừng bao giờ từ bỏ việc học, bởi giây phút bạn làm vậy, bạn sẽ dừng trưởng thành.
Hãy tự giúp bản thân trở nên tốt hơn. Bạn có thể bắt đầu từ việc đếm số sách đã đọc trong năm qua. Người bình thường đọc 1 cuốn/năm, còn các CEO đọc đến 50 cuốn/năm. Bạn cũng học hỏi được nhiều điều từ tấm gương người thành công hay sách self-help. Cứ ở xung quanh những người tầm thường, bạn sẽ dần trở nên như thế.
Bạn không dám thử những điều mới lạ
Cuộc sống sao có thể thay đổi nếu bạn không chịu thay đổi những việc mình làm?
Thay đổi là điều đáng sợ, nhưng nó sẽ đem đến những điều tốt đẹp mà bạn hoàn toàn không hay biết. Đừng bao giờ sống 75 năm giống nhau và gọi đó là cuộc đời.
Hãy đặt bản thân vào những tình huống mới, dù chúng khiến bạn không thoải mái hay sợ sệt. Bởi lẽ, đó chính là lúc bạn học được nhiều điều về bản thân và mục tiêu mình muốn trở thành.
Bạn sợ thất bại
Không ai muốn thất bại, nhưng có sự khác biệt giữa người dám liều mình để đạt được mục tiêu và những người từ chối thử nghiệm.
Thất bại chỉ đơn giản là bạn cần bắt đầu lại từ đầu. Nếu bạn biết cách học hỏi và chấp nhận những điều mới mẻ, bạn sẽ giảm thiểu nguy cơ thất bại sau này. Nếu quá sợ thất bại, bạn sẽ không dám thử, và vì thế cũng chẳng có thành công.
Bạn chỉ làm việc 40 tiếng/tuần hoặc ít hơn
Làm việc 40 tiếng/tuần không đủ để đảm bảo sự thành công của bạn. Những doanh nhân thành đạt nhất trên thế giới đều làm việc từ 80-100 tiếng/tuần trong vòng nhiều năm.
Ai cũng có 24 tiếng mỗi ngày. Có người tận dụng thời gian đó để thành công, có người lại lãng phí. Dù thông minh đến đâu, bạn cũng cần làm việc nhiều hơn nếu muốn thành công.
Bạn được trả lương theo giờ
Nếu bạn được trả lương theo giờ, điều này có nghĩa là bạn không thể làm việc nhiều hơn. Một ngày chỉ có 24 giờ, dù công sức bạn bỏ ra là bao nhiêu. Cách duy nhất để cải thiện là được thăng chức.
Bạn đang chờ đợi một phép màu
Bạn đang chờ trúng xổ số, thừa kế một khoản tiền kếch xù, nghĩ xem mình sẽ làm gì với số tiền hàng triệu USD mà mình không có. Bạn nghĩ rằng chỉ cần tin là mình xứng đáng, bạn sẽ có tất cả.
Đã đến lúc bạn cần tỉnh táo hơn, nhìn lại mình và bắt tay vào làm việc.