Một số chuyên gia gần đây chỉ ra rằng các hệ thống phòng thủ Patriot của Mỹ đóng gần các cơ sở dầu mỏ Ảrập Xê-út đã không thể ngăn chặn cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào các nhà máy lọc dầu vào ngày 14/9 do không được thiết kế cho nhiệm vụ như vậy.
Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Mỹ (AFRL) đã thử nghiệm thành công phần cứng của hệ thống Bộ phản hồi vi sóng công suất cao-Tactical High Power Microwave Operational Responder (THOR), được thiết kế để hạ gục một số mục tiêu trên không, máy bay không người lái.
Trong tuyên bố chính thức, AFRL nhấn mạnh vũ khí này dự kiến sẽ giải quyết vấn đề bảo vệ các căn cứ quân sự, chống lại các cuộc tấn công tập thể. Hiện tại, Mỹ khó có thể đẩy lùi các cuộc tấn công tập thể nếu sử dụng các biện pháp phòng thủ thông thường.
"THOR sẽ khiến những kẻ có ý định sử dụng máy bay không người lái chống lại lực lượng Mỹ tại các cơ sở quân sự của nước này ở trong nước hoặc nước ngoài phải suy nghĩ trước khi hành động", nội dung tuyên bố cho biết.
Thay vì tên lửa, đạn hoặc laser, THOR tạo ra một cuộc tấn công điện từ mạnh mẽ có thể đánh bại "nhiều mục tiêu" mà không cần sử dụng bất kỳ lực động học nào. Hệ thống THOR có vẻ ngoài không ấn tượng.
Về cơ bản đây là một khối năng lượng với các thiết bị điện tử được giấu bên trong một container vận chuyển dài 6 mét, bao gồm một ăng ten lớn được gắn vào. Tuy nhiên, với kích thước đó, THOR có thể được vận chuyển dễ dàng bằng máy bay vận tải quân sự như C-130.
Quá trình phát triển và thử nghiệm ban đầu của hệ thống mất 18 tháng - không dài đối với loại vũ khí như thế này và chỉ tốn 18 triệu USD.
Nhu cầu về vũ khí như THOR trở nên gay gắt hơn sau vụ tấn công gần đây vào các cơ sở dầu mỏ ở Ả-rập Xê-út, một trong những đồng minh chủ chốt ở Trung Đông của Mỹ.
Theo báo cáo, các nhà máy lọc dầu được bảo vệ bởi ít nhất hai hệ thống tên lửa Patriot, nhưng chúng đã thất bại trong việc đẩy lùi cuộc tấn công kết hợp tên lửa và máy bay không người lái vào ngày 14/9, làm tê liệt việc sản xuất dầu của Ả-rập Xê-út trong nhiều ngày.
Một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Nga bày tỏ ý kiến rằng hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot đã không chống đỡ được những kẻ tấn công do hiệu quả thấp hoặc do sự khác biệt giữa khả năng được tuyên bố và khả năng trên thực tế của Patriot.
Ngược lại, cựu Giám đốc Tổ chức Phòng thủ tên lửa Israel Uzi Rubin chỉ ra rằng hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot gặp khó khăn trong việc phát hiện các vật thể bay ở tầm thấp và cho rằng “khoảng trống này” có thể được lấp đầy bằng cách sử dụng hệ thống Pantsir S1 của Nga (NATO gọi là SA-22 Greyhound) với pháo tự động kép 30 mm được trang bị công cụ tìm hướng hồng ngoại.
Ông Uzi Rubin lưu ý rằng, Pantsir đã thành công trong việc chống lại nhiều cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào căn cứ H'meymim của Nga ở Syria.