Mỹ ngừng bay F-35 Lighting II toàn cầu, F-22 cũng nằm đắp chiếu

Quan Anh |

Bộ Quốc phòng Mỹ ra lệnh tạm ngưng tất cả các chuyến bay của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 Lighting II sau vụ tai nạn rơi một chiếc F-35B của thủy quân lục chiến Mỹ ngày 28.09.2018 gần một căn cứ không quân ở Nam Carolina. Phi công nhảy dù may mắn an toàn.

Tuần trước, một chiếc F-35 Lighting II rơi do bị tai nạn kỹ thuật. Dòng máy bay này bắt đầu thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và chiến đấu. Những chiếc máy bay đầu tiên đã hạ cánh trên tàu sân bay đổ bộ trực thăng Queen Elizabeth.

Ngày 27.09.2018, chiếc tiêm kích tàng hình F-35 thực hiện nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên ở Afghanistan. Khi đó, Lầu Năm Góc cũng thỏa thuận với Lockheed Martin về việc giảm giá thành máy bay cho quân đội Mỹ.

Theo tờ Aviation Week: Lệnh cấm bay áp dụng cho tất cả các phiên bản F-35. Các máy bay chiến đấu của các đối tác Mỹ cũng tạm dừng hoạt động.

Theo dữ liệu sơ bộ, nguyên nhân của vụ tai nạn là có vấn đề hỏng hóc trong hệ thống cung cấp nhiên liệu của máy bay. Toàn bộ các máy bay F-35 sẽ được nhà sản xuất kiểm tra và trong tình huống cần thiết sẽ thay thế.

"Các lực lượng quân sự Mỹ và quân đội của các đối tác quốc tế tạm thời ngừng hoạt động bay của các máy bay F-35 trong khi nhà phát triển thực hiện sứ mệnh kiểm tra toàn bộ hệ thống ống nhiên liệu cung cấp cho động cơ trên tất cả các máy bay F-35", văn phòng quản lý chương trình phát triển F-35 Lầu Năm Góc đưa ra tuyên bố chính thức vào sáng ngày 11.10.2018.

"Nếu các ống nhiên liệu được lắp đặt bị nghi ngờ có lỗi kỹ thuật, hệ thống này sẽ được tháo ra và thay thế bằng những ống cấp nhiên liệu tốt hơn. Sau khi đã lắp đặt xong và thử nghiệm thành công, các máy bay chiến đấu sẽ được đưa về trạng thái hoạt động. Công tác kiểm tra dự kiến sẽ hoàn thành trong vòng 24 đến 48 giờ tới."

Văn phòng cho biết quyết định dừng bay tạm thời được "đưa ra từ dữ liệu ban đầu trong cuộc điều tra đang diễn ra với các mảnh xác chiếc F-35B bị rơi trên vùng lân cận căn cứ sân bay Beaufort, Nam Carolina ngày 28.09.2018.

Ủy ban quản trị những tai nạn máy bay tiếp tục công việc của mình và không quân cung cấp thêm những thông tin cần thiết thu thập được trong quá trình sử dụng".

Theo tuyên bố của Lầu Năm Góc, tất cả những máy bay F-35 phải được dừng bay trên toàn thế giới. Nhưng Bộ Quốc phòng Anh, trong tài khoản Twitter, cho biết tất cả các máy bay phản lực F-35 vẫn chưa được ngừng bay hoàn toàn. Chỉ có một số bị tạm dừng bay khi cơ quan chức năng tiến hành cuộc điều nghiên.

Michael Friedman, người phát ngôn của Lockheed cho biết Lockheed Martin hiện đang đối mặt với các vấn đề khó khăn: "Chúng tôi đang tích cực hợp tác với Văn phòng quản lý Chương trình F-35 độc lập của Lầu Năm Góc, các khách hàng toàn cầu và công ty sản xuất động cơ Pratt & Whitney cũng nỗ lực hỗ trợ giải quyết vấn đề này và hạn chế tối đa sự gián đoạn của lực lượng không quân".

Lực lượng Không quân Israel cũng cho biết đang tiến hành thử nghiệm các máy bay chiến đấu mà mình nhận được .

"Tư lệnh trưởng lực lượng không quân Israel (IAF), thiếu tướng Amikam Norkin,quyết định thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thông thường, tiến hành những thử nghiệm bay trên tất cả các máy bay F-35I, mặc dù đến thời điểm nay các máy bay F-35I hoạt động ổn định.

Thanh kiểm tra sẽ mất vài ngày, sau khi đợt kiểm tra thử nghiệm bay với tất cả các bộ phận cần thiết, máy bay F-35I chuyển về trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Trong khi đó, nếu tình huống chiến trường đòi hỏi sử dụng F-35I, các máy bay F-35I của Israel luôn sẵn sàng và có thể hoạt động được ngay."

Không quân Hoàng gia Úc cũng nhận được 9 chiếc F-35 từ Lockheed Martin, hiện đang được lưu kho trong căn cứ huấn luyện đào tạo của Mỹ ở bang Arizona. Máy bay F-35 Úc sẽ trở lại hoạt động bay sau khi kiểm tra an toàn xong.

Lực lượng Quốc phòng Úc tuyên bố "các máy bay F-35 đang thực hiện quá trình kiểm tra an toàn bay trên tất cả các động cơ. Một số máy bay của đối tác quốc tế trong Chương trình F-35 bắt đầu bay sau khi kết thúc giai đoạn kiểm tra."

Trong một tình huống không may mắn, máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 Raptor buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Căn cứ Không quân Mỹ tại Elmendorf (Căn cứ Elmendorf-Richardson - JBER) ở Alaska.

Theo The Drive, chi tiết của sự cố chưa được làm rõ, khi máy bay hạ cánh thiết bị càng bánh trái bị hỏng, máy bay nghiêng sang trái và trượt trên sân bay. Cánh máy bay và phần bụng thân máy bay hư hỏng. Phi công an toàn.

Đây cũng là sự cố thứ ba trong năm 2018 với chiếc F-22 Raptor. Đầu năm 2018, các tình huống diễn ra liên tiếp trong vài ngày, Raptors phải hạ cánh khẩn cấp trong căn cứ không quân Tyndall ở Florida và Fallon ở Nevada. Nguyên nhân vụ việc hạ cánh khẩn cấp là hỏng động cơ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại