Theo các nhà quan sát, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ theo nhận xét rất đơn giản - gây áp lực và hứa hẹn để khiến các đồng minh thực hiện những bước đi vì lợi ích của Washington. Sau đó Mỹ có thể hứa hẹn về quan hệ đối tác và một số hình thức đền bù.
Theo tờ Wall Street Journal (WSJ), bằng cách đưa ra đủ loại hạn chế chống lại Nga trong lĩnh vực hydrocarbon, nước Mỹ đã đặt toàn bộ châu Âu vào tình thế nguy hiểm.
Nhưng Washington luôn có lối thoát, họ đã chuẩn bị sẵn một kế hoạch, theo đó việc cứu vãn thị trường dầu mỏ châu Âu sẽ được thực hiện với sự trợ giúp của nguyên liệu thô từ Liên bang Nga.
Theo các nhà phân tích, kế hoạch này sẽ tương tự những gì diễn ra vào mùa hè và mùa thu năm ngoái trong lĩnh vực khí đốt, đó là phần lớn nhiên liệu sẽ được cung cấp từ Nga.
Các cơ sở lưu trữ dưới lòng đất (UGS) của Liên minh châu Âu (EU) vốn chỉ chứa 1/3 lượng khí đốt từ Hoa Kỳ, trong khi 2/3 còn lại đến từ Nga. Tuy nhiên Washington vẫn cho rằng nhờ sự trợ giúp của họ mà UGS của EU mới được lấp đầy.
Mỹ vẫn âm thầm cho phép dầu và khí đốt của Nga chảy vào thị trường châu Âu.
Kế hoạch đã bắt đầu thành hiện thực với sự giúp đỡ của các quốc gia trung gian bị thu hút bởi sự khao khát lợi nhuận.
Ví dụ, những doanh nghiệp tại Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) mua dầu của Nga với giá chiết khấu, trộn lẫn và bán sản phẩm của họ sang châu Âu, tờ WSJ cho biết.
Để tạo sự trôi chảy cho kế hoạch được mô tả ở trên, Nhà Trắng đã bày tỏ thái độ phản đối cách lách lệnh trừng phạt này. Tuy nhiên cuộc đối đầu không vượt quá lời nói. Với các đồng minh của Mỹ ở châu Âu, giải pháp thay thế là duy nhất, giúp tránh tình trạng thiếu hụt trong thị trường nhiên liệu.
Tờ WSJ đã trích dẫn dữ liệu từ Argus Media và Kpler cho biết rằng cứ 1/10 thùng dầu thô trong cơ sở lưu trữ chính của UAE ở Fujairah có xuất xứ từ Nga. Trong khi Saudi Arabia nhận 100.000 thùng sản phẩm dầu từ Nga mỗi ngày.
Rõ ràng nhiên liệu giảm giá từ Nga vẫn được cung cấp cho EU, bất chấp việc Liên minh châu Âu đã cấm nhập khẩu kể từ ngày 5 tháng 2. Tuy nhiên trong một chuỗi cung ứng với khối lượng khổng lồ, không phải tất cả nhiên liệu đều bị xử phạt.
Kế hoạch này có lợi cho tất cả các bên: nhà cung cấp, Nga, người hòa giải dưới hình thức các quốc gia ở Trung Đông, cũng như Hoa Kỳ, khi một lần nữa sẽ quy kết thành công của châu Âu trong việc đảm bảo nguồn cung năng lượng là nhờ sự “hỗ trợ” tích cực của Washington.
Theo Wall Street Journal