Tại phiên họp toàn thể bất thường của UNESCO ngày 30/06, các nước thành viên đã bỏ phiếu ủng hộ sự trở lại của Mỹ với 132 phiếu thuận, 10 phiếu chống và 15 phiếu trắng. Tổng giám đốc UNESCO, bà Audrey Azoulay cho rằng, việc Mỹ quay trở lại UNESCO sẽ giúp tổ chức này ở vị thế mạnh mẽ hơn để thực hiện sứ mệnh của mình.
Mỹ là một thành viên sáng lập UNESCO đồng thời là nước đóng góp chính cho ngân sách của cơ quan này đến năm 2011, thời điểm UNESCO chấp nhận Palestine là một nhà nước thành viên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump năm 2017 đã tuyên bố Mỹ cùng với Israel rút khỏi UNESCO với lý do tổ chức này thiên vị và chống lại nhà nước Do Thái. Quyết định này có hiệu lực từ năm 2018.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 8/6 đã có thư gửi tới UNESCO bày tỏ mong muốn tái gia nhập với tư cách thành viên chính thức vào tháng Bảy. Để tái gia nhập UNESCO, Mỹ sẽ phải thanh toán khoản nợ 619 Đô la cho tổ chức này và sẽ chi khoảng 100 triệu USD mỗi năm đóng góp cho ngân sách của UNESCO để tiếp tục là thành viên của tổ chức này.