Con cá . Ảnh: AP
Trong Kinh thánh, là ông của Noah và được cho là sống tới 969 năm. Con cá phổi chưa thọ tới mức đó. Tuy nhiên, các nhà sinh vật học tại Viện Khoa học California tin rằng con cá này đã khoảng 90 năm tuổi, và không còn “bạn đồng niên” nào còn sống.
Methuselah là cá phổi Australia, dài 1,2 m, nặng 18,1 kg, được đưa tới bảo tàng San Francisco, Mỹ vào năm 1938. Có cả phổi và mang, cá phổi Australia được cho là liên kết tiến hóa giữa cá và động vật lưỡng cư.xuất hiện lần đầu tiên trên San Francisco Chronicle vào năm 1947 và không phải là sinh vật xa lạ với công chúng.
“Những sinh vật kỳ lạ với lớp vảy màu xanh lá được các nhà khoa học xem như một ‘mối liên hệ’ còn thiếu giữa động vật trên cạn và dưới nước”, tờ báo khi đó viết.
“ là con cá sống lâu nhất”, Allan Jan, nhà sinh vật học cấp cao tại Viện Khoa học California đồng thời là người nuôi con cá cho biết.
Những người chăm sóc tin rằng nó là con cái, mặc dù rất khó xác định giới tính nếu không lấy mẫu máu. Do việc lấy mẫu máu có nhiều rủi ro, Viện Khoa học California dự kiến gửi một mẫu vây nhỏ của cho các nhà nghiên cứu ở Australia để tìm cách xác định giới tính cũng như tìm ra tuổi chính xác của nó.
Ông Jan cho biết, có tính thích được xoa vào lưng và bụng.
“Tôi nói với các tình nguyện viên rằng hãy coi như một con chó con dưới nước. rất hiền hòa, nhưng nếu bị đe dọa, nó cũng sẽ nổi giận”, ông Jan cho biết.
“Nó hơi kén ăn và chỉ thích quả sung tươi đúng mùa, Nó không ăn quả sung đông lạnh”, Jeanette Peach, người phát ngôn Viện khoa học California cho biết.
Viện Khoa học California còn có 2 chú cá phổi Australia khác, nhưng “trẻ” hơn và được cho là chỉ khoảng 40, 50 tuổi.
Cá phổi Australia hiện là loài bị đe dọa tuyệt chủng và Australia không còn cho phép đưa loài cá này ra nước ngoài. Vậy nên, các nhà sinh vật học tại Viện Khoa học California cho biết họ sẽ khó có thể tìm được con vật thay thế nếu bị chết.
“Chúng tôi chỉ biết chăm sóc tốt nhất có thể cho con cá và hy vọng nó sống khỏe”, ông Jan nói./.