Ngay sau khi chiếc máy bay trinh sát khổng lồ E-11A của quân đội Mỹ bị bắn hạ tại Afghanistan, một số ý kiến cho rằng rất có thể chính tên lửa Stinger là thủ phạm thực hiện vụ tấn công.
Cụ thể theo Fox News, máy bay E-11A của Không quân Mỹ đã bị Taliban dùng chính tên lửa phòng không vác vai Stinger mà trước đây Mỹ đã cung cấp cho lực lượng Hồi giáo cực đoan để bắn hạ tại tỉnh Ghazni của Afghanistan.
Theo ước tính, Tình báo Trung ương Mỹ đã cung cấp cho lực lượng phiến quân Mujahideen khoảng 2.000 quả tên lửa phòng không vác vai Stinger để đối phó với không quân Liên Xô trong cuộc chiến tranh bắt đầu vào năm 1979.
Ngay khi có trong tay tên lửa Stinger, phiến quân Hồi giáo cực đoan đã khiến con số máy bay Liên Xô bị tổn thất tăng lên gần 200 máy bay.
Theo những báo cáo sau này, hiệu suất của tên lửa Stinger Mỹ cung cấp cho phiến quân lên tới 75%.
FIM-92 Stinger là hệ thống tên lửa vác vai đất đối không (MANPADS) do General Dynamics thiết kế và được Raytheon Missile Systems sản xuất từ cuối những năm 1970 tới nay.
Với đơn giá 38.000 USD/quả, Stinger đã được Mỹ xuất khẩu tới 18 quốc gia trên thế giới.
Tên lửa Stinger có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách 4,8 km và độ cao từ 180 - 3.800m.
Đầu nổ nặng 3kg, hoạt động theo nguyên lý chạm nổ, được gắn kíp nổ và đồng hồ hẹn giờ tự hủy.
Đạn tên lửa FIM-92 Stinger được đầy khỏi ống phóng bằng liều phóng nhỏ để tạo khoảng cách an toàn với xạ thủ trước khi hệ thống động cơ đẩy 2 tầng nhiên liệu rắn được kích hoạt đưa tên lửa nhanh chóng đạt tốc độ Mach 2,2.
Biến thể mới nhất của Stinger mang tên mã FIM-92E, phiên bản này đã bắt đầu được chế tạo từ năm 2005 cho tới nay.
Phiên bản mới được cập nhật phần mềm, hệ thống cảm biến và nâng cao khả năng nhận biết các mục tiêu, nhất là các phương tiện bay không người lái, tên lửa hành trình, máy bay trực thăng hạng nhẹ.
Tên lửa Stinger nâng cấp cũng được trang bị động cơ đẩy và đầu đạn có khả năng tự kích nổ khi đến gần mục tiêu.
Tất cả các loại đầu đạn của tên lửa Stinger sử dụng hiện nay đều là đầu đạn phân mảnh.
Việc trang bị đầu đạn mới sẽ giúp Stinger có thể dễ dàng tiêu diệt các mục tiêu có kích thước nhỏ hơn như UAV.
Điều này sẽ giúp cho tên lửa Stinger sẽ ngày càng đáng sợ hơn.
Tuy là một tên lửa đáng sợ, nhưng Mỹ cũng đã trù liệu trước việc chúng có thể rơi vào tay các đối thủ chống đối nước này, vì vậy họ đã trang bị hệ thống nhận diện bạn - thù cho tên lửa Stinger.
Với hệ thống này, nếu đối phương dùng tên lửa Stinger nhắm bắn vào bất cứ máy bay nào của quân đội Mỹ cũng đều không thể khai hỏa.
Điều này đã được minh chứng khi phiến quân Taliban dùng tên lửa Stinger để bắn vào máy bay Mỹ trong cuộc chiến năm 2001, tuy vậy tất cả các hệ thống tên lửa này đã không khai hỏa mỗi khi nhắm vào chiến đấu cơ Mỹ.
Dù tìm mọi cách bẻ khóa, nhưng lực lượng Taliban vẫn không thành công, vì thế chúng đã bỏ loại tên lửa này để dùng loại tên lửa vác vai có nguồn gốc từ Nga và Trung Quốc.
Một số ý kiến tin rằng có thể Stinger đã được dùng để bắn vào máy bay E-11A, tuy nhiên phần lớn đều phản bác điều này.
Nếu Stinger đã không thể hoạt động khi nhắm bắn vào máy bay Mỹ năm 2001 thì cũng khó lòng có thể khai hỏa khi nhắm vào loại máy bay trinh sát tối tân E-11A.
Một số ý kiến khác lại cho rằng rất có thể chiếc E-11A bị bắn hạ bởi dòng tên lửa không đối không R-73 và R-27 đã hoán cải thành tên lửa đất đối không.
Chiến trường Afghanistan là cuộc chiến kéo dài nhất của Mỹ, khiến khoảng 2.400 lính Mỹ thiệt mạng từ năm 2001, khi Washington đưa quân đến nước này sau vụ khủng bố 11-9.
Lầu Năm Góc duy trì khoảng 13.000 lính ở Afghanistan. Ít nhất 20 lính Mỹ thiệt mạng ở Afghanistan năm 2019, con số lớn nhất kể từ khi Mỹ tuyên bố dừng các hoạt động quân sự hồi năm 2014.
Mỹ và Taliban đã thảo luận về thỏa thuận Mỹ rút hàng nghìn binh sĩ khỏi Afghanistan, còn Taliban cam kết tiêu diệt al-Qaeda và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Tuy nhiên, nỗ lực đàm phán đình trệ từ cuối năm ngoái.