Lý do quân đội Mỹ từng khước từ những tiêm kích tốt nhất

Kiều Anh |

Trong lịch sử hàng không Mỹ, đôi khi quân đội phải từ chối những tiêm kích tiên tiến nhất do các chỉ huy phải cân bằng giữa chi phí của tiêm kích và số lượng tiêm kích cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.

Khi tiêm kích F-35 Joint Strike Fighter và F-22 đi vào hoạt động, có một danh sách dài những tiêm kích cạnh tranh khác bị cắt giảm vì nhiều lý do.

Đôi khi, những tiêm kích không được lựa chọn bởi đã có những đối thủ cạnh tranh đáng gờm hơn song không phải lúc nào những quyết định này cũng được đưa ra như vậy.

Lý do quân đội Mỹ từng khước từ những tiêm kích tốt nhất - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Không quân Mỹ

Giống như tất cả các lực lượng quân đội, quân đội Mỹ phải duy trì sự cân bằng giữa khả năng và năng lực. Nói cách khác, đó là vấn đề giữa việc sở hữu 300 tiêm kích tiên tiến nhất thế giới và việc cần 500 tiêm kích để hoàn thành nhiệm vụ. Do vậy, các quan chức quốc phòng sẽ phải cân bằng chi phí giữa các khả năng tiên tiến của tiêm kích và số lượng tiêm kích cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.

Ngoài ra, một số chương trình tiêm kích không thể tồn tại bởi Bộ Quốc phòng không tin tưởng vào những gì mà nhà thầu hứa hẹn hoặc bởi các khả năng của máy bay không phù hợp với những nhu cầu cấp bách của quốc gia vào thời điểm đó.

F-16XL

Trong hơn 40 năm qua, F-16 Fighting Falcon trở thành xương sống của phi đội tiêm kích của Không quân Mỹ. Tiêm kích này có đủ khả năng để cạnh tranh với F-15E trong chương trình Tiêm kích Chiến thuật Tiên tiến của Không quân Mỹ.

Dù vậy, F-16 vẫn xếp sau F-15E do chi phí sản xuất và những tính năng thừa mặc dù nhiều người vẫn cho rằng F-16XL thực sự sở hữu nền tảng tốt hơn.

Trong khi những đánh giá này vẫn là chủ đề cần tranh luận thì hầu như có rất ít cuộc tranh luận về việc liệu F-16XL có trở thành một trong những tiêm kích thế hệ thứ tư có nhiều khả năng nhất thế giới hay không.

A-12 Avenger II

Ngày 13/1/1988, đội ngũ hợp tác chung từ McDonnell Douglas và General Dynamics đã nhận được gói thầu phát triển tiêm kích A-12 Avenger II. Khi được hoàn thành, A-12 của Hải quân Mỹ sẽ là một thiết kế cánh bay (Flying Wing) tương tự B-2 Spirit của Northrop Grumman mặc dù nó nhỏ hơn nhiều.

Mặc dù A-12 Avenger II tận dụng thiết kế cánh bay nhưng về tổng thể hình dạng của nó vẫn khác so với B-2 Spirit.

A-12 Avenger II được đánh giá là tiêm kích tàng hình thực thụ đầu tiên của Mỹ nhưng chương trình phát triển tiêm kích này đã bị Bộ trưởng Quốc phòng Dick Cheney quyết định hủy bỏ năm 1991 do chi phí bị đội lên và những trì hoãn trong quá trình phát triển.

YF-12

SR-71 Blackbird là một trong số những máy bay kinh điển trong Chiến tranh Lạnh về tốc độ và độ cao.

Trên thực tế, chương trình tiền nhiệm của SR-71 là A-12 có khả năng bay cao hơn và nhanh hơn thực sự có một phiên bản "anh em" là YF-12. Sự thay đổi lớn nhất của YF-12 so với A-12 là phần trước của máy bay, nơi mà một buồng lái thứ hai được thêm vào cho sĩ quan điều khiển hỏa lực.

Không quân Mỹ vô cùng ấn tượng với YF-12 khi tin rằng chiến đấu cơ này sẽ đủ sức đối phó với Liên Xô. Lực lượng này và Lockheed nhất trí chi phí 18 triệu USD cho mỗi đơn vị vào năm 1965 (ngày nay trị giá khoảng gần 150 triệu USD).

Tuy nhiên, khoản ngân sách này đã bị Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara ngăn cản. Thay vào đó, khoản ngân sách này được chuyển sang chương trình phát triển F-106X - một biến thể của F-106 được hiện đại hóa. Ngoài ra, sự tăng giá titanium cũng khiến YF-12 khó có thể sản xuất.

Mặc dù chỉ có 3 chiếc YF-12 được sản xuất và sử dụng nhưng Lockheed đã thiết kế 3 biến thể khác nhau phục vụ những vai trò khác nhau.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại