Đây cũng gần như là lần đầu tiên một
trong những nhân vật nổi tiếng nhất thế giới công khai nói xấu Trung
Quốc.
Nhưng dù vậy thì điều an ủi vị Nữ hoàng Anh trong vụ việc này là
nó đã không vì thế mà khiến cho mối quan hệ nói chung và quan hệ hợp tác
kinh tế nói riêng giữa Anh và Trung Quốc bị trục trặc.
Trái với cách cư
xử hùng hổ quen thuộc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã từ chối bình luận về
lời nói hớ của Nữ hoàng Anh.
Điều đó cũng không có gì khó hiểu, khi mà chính phủ Trung Quốc đang có kế hoạch nhờ Anh tư vấn về kế hoạch đại phẫu hệ thống tài chính của nước này, trước nguy cơ những quả bom của hệ thống tài chính Trung Quốc đang ngày càng bành trướng.
Theo đó, các cuộc đàm phán giữa Trung
Quốc và Văn phòng ngoại giao Anh về việc Bắc Kinh muốn nhờ Anh tư vấn
cho kế hoạch đại phẫu hệ thống tài chính của nước này, bao gồm hệ thống
ngân hàng và thị trường chứng khoán (TTCK), đã bắt đầu được diễn ra,
theo hãng tin Reuters.
Cụ thể, phía Trung Quốc muốn nhờ Anh dựa trên các kinh nghiệm của nước này đưa ra những chỉ dẫn giúp Bắc Kinh điều chỉnh lại hoạt động của hệ thống tài chính Trung Quốc, bao gồm tăng cường khả năng quản lý điều hành, đồng thời tăng mức giám sát đối với các bộ phận chính trong hệ thống tài chính.
Đây không phải là lần đầu tiên chính phủ
Trung Quốc buộc phải nhờ cậy đến sự giúp đỡ từ bên ngoài trong việc xử
lý các vấn đề rắc rối liên quan đến kinh tế - tài chính trong nước, khi
vào tháng Bảy năm ngoái Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã phải
cầu viện đến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) để xử lý cuộc khủng hoảng
trên TTCK nước này.
Nhưng đây gần như là lần đầu tiên Trung Quốc chấp thuận việc xem xét ý kiến từ bên ngoài trong việc thiết lập các thể chế kinh tế trong nước.
Theo đó, mục tiêu mà chính phủ Trung Quốc hướng đến là tái thiết lập lại cách thức vận hành của hệ thống tài chính của nước này, nói cách khác là một sự tái cơ cấu, và việc mời Anh tư vấn trong trường hợp này có tầm quan trọng lớn hơn khá nhiều so với việc nhờ FED chỉ dẫn cách thức đối phó với khủng hoảng trên TTCK vào năm ngoái vốn mang tính ngắn hạn hơn.
Sở dĩ Trung Quốc chọn Anh là vì những
kinh nghiệm mà nước Anh đã trải qua tình trạng tương tự như Trung Quốc
đang gặp phải ở thời điểm hiện tại.
Nước Anh đã tái cơ cấu toàn bộ hệ thống tài chính, chủ yếu là hệ thống ngân hàng và TTCK, sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 - 2009, trong đó biện pháp chủ yếu là giao phần lớn quyền quản lý và giám sát hệ thống tài chính cho Ngân hàng Trung ương Anh (Bank of England).
Cụ thể, Ngân hàng Trung ương Anh sẽ chịu
trách nhiệm chủ yếu trong việc ngăn ngừa những rủi ro đối với toàn bộ
hệ thống tài chính, bằng cách cấu trúc lại và tăng cường giám sát.
Trung Quốc hiện tại dường như cũng muốn học theo mô hình này, khi một số quan điểm cho rằng cần tăng thêm quyền lực cho Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC).
Trung Quốc hướng đến việc sáp nhập một
số tổ chức trong hệ thống tài chính vào PBOC và trao quyền quản lý, giám
sát toàn bộ hệ thống tài chính cho ngân hàng trung ương này.
Sẽ có
khoảng 3 cơ quan được sáp nhập vào PBOC, bao gồm CBRC (Ủy ban giám sát
ngân hàng Trung Quốc), CSRC (Ủy ban quản lý và giám sát chứng khoán
Trung Quốc), CIRC (Ủy ban giám sát bảo hiểm Trung Quốc).
Dù một số quan điểm vẫn tỏ ra lo ngại rằng làm như vậy là trao quá nhiều quyền lực cho Ngân hàng Trung ương Trung Quốc.
Lý do chủ yếu của việc chính phủ Trung
Quốc mời Anh tư vấn chủ yếu là do những nguy cơ đang đe dọa hệ thống tài
chính Trung Quốc đang ngày càng lớn hơn.
TTCK Trung Quốc sau đợt khủng
hoảng đã thổi bay 1/3 tổng giá trị vào tháng Bảy năm ngoái đến giờ vẫn
chưa được tái cơ cấu lại một cách triệt để mà vẫn chủ yếu là những giải
pháp vá víu một cách tạm thời.
Tuy nhiên, mối lo ngại lớn nhất trong hệ thống tài chính của Trung Quốc hiện nay đang nằm trong hệ thống ngân hàng, nơi tỷ lệ tăng trưởng nợ xấu đang tăng trưởng nhanh vượt khả năng kiểm soát.
Theo báo cáo của Ủy ban quản lý và giám
sát ngân hàng Trung Quốc hôm 12.5 thì tính đến cuối tháng 3.2016, tổng
nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã đạt tới 213 tỉ USD, tăng
41,7% so với cách đó một năm.
Dù theo các chuyên gia con số nợ xấu chính thức đã được giảm nhẹ đi nhiều lần so với thực tế, thì việc chính phủ Trung Quốc thừa nhận mức tăng trưởng nợ xấu quá cao trong vòng một năm qua (tăng 41,7%) đang cho thấy Bắc Kinh thực sự lo sợ kịch bản xấu nhất có thể xảy ra cho hệ thống ngân hàng nước này.
Có thể thấy chính phủ Trung Quốc có vẻ
như muốn rút kinh nghiệm trong bài học lần trước là vụ sụp đổ của TTCK
nước này vào tháng 7.2015.
Khi đó, Trung Quốc đã bỏ ngoài tai những lời
cảnh báo về nguy cơ sụp đổ TTCK nước này của các chuyên gia, và chỉ đến
khi vụ sụp đổ đã xảy ra thì Trung Quốc mới cuống cuồng tìm cách cứu vãn,
bằng cách cầu cứu Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED).
Dĩ nhiên tất cả đã quá muộn. Có vẻ như chính phủ Trung Quốc đã biết dè chừng hơn khi những cảnh báo tương tự về hệ thống ngân hàng nước này ở thời điểm hiện tại.
Việc cầu cứu lần lượt từ FED và giờ đây
là Ngân hàng Trung ương Anh, ngoài yếu tố tích cực cho thấy Trung Quốc
sẵn sàng chấp nhận cải thiện tính minh bạch và tăng hiệu quả quản lý của
mình, thì nó còn cho thấy một thực tế là: Trung Quốc đang chưa thực sự
đủ năng lực để tự giải quyết được các vấn đề quản lý và điều hành phức
tạp trong nền kinh tế đang có quy mô quá lớn của chính mình.
Hệ thống
tài chính của Trung Quốc nói riêng, và nền kinh tế Trung Quốc nói chung
về cơ bản không giống với các mô hình khác trên thế giới, khi nó là sự
kết hợp của các yếu tố kinh tế thị trường với mô hình chính trị đặc
trưng của riêng Trung Quốc.
Vì thế việc quản lý một cách hữu hiệu hệ thống tài chính và một nền kinh tế như thế sẽ rất khó khăn, kể cả với những tổ chức tài chính hàng đầu thế giới như FED hay Ngân hàng Trung ương Anh, chứ chưa nói đến các nhà lãnh đạo Trung Quốc.