Lo ngại chất lượng vũ khí giá rẻ Trung Quốc qua vụ xe bọc thép tự bốc cháy

Minh Minh |

Vụ một chiếc xe thiết giáp do Trung Quốc sản xuất của quân đội Myanmar bất ngờ bốc cháy đã làm dấy lên lo ngại về chất lượng vũ khí của nước này.

Trung Quốc được coi là một trong những quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Vũ khí nước này luôn được quảng bá với giá rẻ nhưng chất lượng.

Lo ngại chất lượng vũ khí giá rẻ Trung Quốc qua vụ xe bọc thép tự bốc cháy - Ảnh 1.

Myanmar hiện có khoảng 176 chiếc xe Type 92 gồm nhiều phiên bản - Ảnh QĐ Myanmar.

Tuy nhiên, một chiếc xe thiết giáp chở quân Type 92 do Trung Quốc sản xuất của Quân đội Myanmar bất ngờ bốc cháy khi đang trên đường di chuyển ở khu vực gần biên giới với Thái Lan, đã khiến nhiều người nghi ngờ về điều này.

Sự cố đã xảy ra ở thị trấn biên giới Taichileik, Myanmar vào khoảng 9h45 tối ngày 17/10.

Nguồn tin hiện trường cho biết, vụ cháy được cho là xuất phát từ động cơ, may mắn không có ai bị thương trong sự cố này.

Được biết, phiên bản Type 92 xuất khẩu cho Myanmar dường như được trang bị tháp pháo với pháo tự động 25mm, pháo có thể bắn 200 phát/phút. Đây được coi là một trong những dòng xe bọc thép thành công về mặt xuất khẩu của Trung Quốc.

Trước sự cố này, sáng 16/10, hai máy bay chiến đấu F-7 cũng do Trung Quốc chế tạo của không quân Myanmar đã đâm xuống đất làm 3 người thiệt mạng.

Lo ngại chất lượng vũ khí giá rẻ Trung Quốc qua vụ xe bọc thép tự bốc cháy - Ảnh 2.

Một mảnh vỡ máy bay chiến đấu F-7 rơi ở Myanmar - Ảnh: EPA.

Lên tiếp xảy ra các vụ tai nạn liên quan tới các loại trang bị từ Trung Quốc rõ ràng khiến người ta nảy sinh tâm lý lo ngại.

Vũ khí Trung Quốc từ lâu được coi là "mặt hàng giá cả phải chăng nhưng chất lượng thường bị đánh giá yếu kém".

Một vài quốc gia trên thế giới ví dụ như Thái Lan từng gặp vấn đề lớn với chất lượng vũ khí mua từ Bắc Kinh. Peru từng được mua xe tăng Trung Quốc nhưng rồi cũng trả lại vì chất lượng kém.

Hồi tháng 8, Thống Tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, đã tới dự một triển lãm quân sự ở Moscow và ký các hợp đồng mua vũ khí cũng như thiết bị quân sự mới.

"Kể từ đầu thập niên 2000, quân đội Myanmar không còn hài lòng với Trung Quốc, do vậy họ tìm cách đa dạng hóa (vũ khí) và chuyển sang mua của Nga", ông Ye Myo Hein nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại