Liên minh quân sự mạnh nhất thế giới gặp nguy, Nga “mở cờ trong bụng”

Kiệt Linh |

NATO – liên minh quân sự mạnh nhất thế giới đang ở trong một bối cảnh khó khăn có thể dẫn đến nguy cơ tan vỡ. Đây là diễn biến khiến Nga mừng thầm bởi Moscow và NATO đang đối đầu không khoan nhượng với nhau.

Nội bộ NATO đang chia rẽ sâu sắc, đặc biệt là sự chia rẽ giữa những nước được coi là “đầu tàu”, là trụ cột của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương.

Cụ thể, mối quan hệ giữa Pháp và Đức đang rơi vào mâu thuẫn kể từ khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lên cầm quyền với các kế hoạch cải cách đầy tham vọng của ông này và những kế hoạch đó thường đối đầu với nữ Thủ tướng Đức Merkel – một vị chính khách vốn được biết đến là người rất thận trọng.

Nhiều nhà bình luận cho rằng, mối quan hệ “cơm không lành canh không ngọt” giữa Berlin và Paris đang gây cản trở cho sự phát triển của EU, NATO vào thời điểm khi mà liên minh này cần thể hiện một mặt trận đoàn kết, thống nhất trước các cường quốc khác như Mỹ, Trung Quốc.

Tổng thống Macron trong tháng này đã công khai chỉ trích một số đồng minh, trong đó có Đức, bằng cách nói rằng, liên minh quân sự NATO đang trải qua quá trình chết não và gây nghi ngờ về lời cam kết an ninh tập thể - theo đó một cuộc tấn công vào một thành viên đồng nghĩa với một cuộc tấn công vào toàn bộ thành viên trong NATO.

Đáp lại, Thủ tướng Merkel đã lên án ông Macron, nói rằng ông này đã sử dụng “những từ quá mức” và phản ứng thái quá. Bà nhìn NATO theo cách hoàn toàn khác, bà Merkel cho hay.

Trước diễn biến trên, một đồng minh của Thủ tướng Merkel mới đây đã lên tiếng kêu gọi Pháp và Đức phải xóa bỏ sự bất đồng và theo đuổi một mối quan hệ đối tác mang tính xây dựng với những ý tưởng cụ thể.

Ông Norbert Roettgen – một thành viên của Đảng CDU và người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại trong Quốc hội Đức, đã phát biểu trên tờ nhật báo Bild của Đức rằng ông hiểu Thủ tướng Merkel nhưng “tất cả những điều này không ích gì. Chúng ta phải đưa quan hệ với Đức trở lại con đường mang tính xây dựng. Để làm được điều đó, chúng tôi không phải lúc nào cũng chờ đợi các đề xuất từ phía ông Macron mà chúng ta cũng phải đưa ra một vài đề xuất, ít nhất là một đề xuất của riêng chúng ta", ông Roettgen phát biểu đồng thời đề xuất ý tưởng như một mạng lưới 5G chung cho hai nước.....

"Chúng ta có thể thay đổi từ người chuyên đi khắc phục, sửa chữa thành người điều khiển, chủ trì các ý tưởng Đức-Pháp", ông Roettgen cho hay.

Tờ nhật báo Bild cũng dẫn nguồn tin từ tờ New York Times cho hay, Thủ tướng Merkel đã thể hiện sự tức giận với Tổng thống Macron tại một bữa tối kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ.

Pháp vốn lâu nay đóng một vai trò gây tranh cãi trong NATO, không tham gia vào quá trình lên kế hoạch quân sự chiến lược của liên minh này từ năm 1966 đến 2009, bất chấp việc Pháp là một thành viên sáng lập. Tuy nhiên, những phát biểu mới nhất của Tổng thống Macron ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO ngày 4/12 tới ở London, là điều khiến các nước NATO bất ngờ.

Trong khi đó, về phía Đức, nước này bị Mỹ và các nước đồng minh NATO cáo buộc là chi quá ít cho ngân sách quốc phòng.

Những diễn biến xoay quanh NATO trong những ngày gần đây chắc chắn sẽ khiến Nga mừng thầm trong bối cảnh Nga và NATO đang đối đầu gay gắt với nhau.

Moscow tin rằng NATO đang theo đuổi một chính sách gây hấn với Nga. Một NATO suy yếu là điều mà Nga mong đợi hơn ai hết.

Nga và NATO đang rơi vào một cuộc đối đầu gay gắt chưa từng có kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea, NATO đã tuyên bố cắt đứt mối quan hệ với Moscow. Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương ra sức cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình ở Ukraine.

Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, NATO vẫn đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình tại các quốc gia nằm sát biên giới với Nga như Ba Lan, một số quốc gia vùng Baltic thuộc Liên xô cũ như Latvia, Lithuania và Estonia. NATO thậm chí đang triển khai các lực lượng hàng nghìn quân đến đóng tại các khu vực sát với biên giới Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại