Cuộc chiến bếp gas – bếp từ luôn là chủ đề nóng. Mỗi phe đều có những lý lẽ riêng của mình và không ai chịu ai cả. Một trong những luận điểm mà cả phe "bếp từ" lẫn "bếp gas" đều nhận phần đúng về mình là chi phí sử dụng – người dùng bếp từ thì nói bếp từ tiết kiệm hơn, trong khi người đun gas lại nói "một bình gas đun mấy tháng mới hết, như vậy rẻ hơn".
Kể từ tháng 02/2021, nhà ngoại mình sử dụng kết hợp cả bếp gas và bếp từ
Trong bài hôm nay chúng ta sẽ cùng so sánh xem chi phí đun nấu của bếp gas hay bếp từ rẻ hơn. Để tránh tình trạng "thầy bói xem voi" hoặc có người nói tôi quảng cáo bếp gas, quảng cáo bếp từ, tôi sẽ lấy số liệu thực tế từ nhà của mình.
Điều kiện sinh hoạt
Gia đình mình một nửa thời gian sống cùng nhà ngoại, một nửa thời gian còn lại sống cùng nhà nội nên số người trong nhà nội/ngoại không bao giờ cố định. Bên nội đã chuyển sang dùng bếp từ toàn thời gian được nhiều năm, trong khi nhà ngoại vẫn duy trì bếp gas. Bắt đầu từ tháng 02 năm 2021 thì nhà ngoại mới sử dụng thêm 1 chiếc bếp từ đơn cũ công suất 1900W.
Vì bếp từ cũ quá lởm nên bếp gas vẫn dùng để xào cho ngon
Bình thường thì nhà ngoại chỉ có cố định 2 người lớn, nhưng từ tháng 04/2021 đến nay gia đình mình ở hoàn toàn bên ngoại. Như vậy, 5 tháng gần đây nhà ngoại có 4 người lớn và 2 trẻ em nên tiêu thụ năng lượng (điện + gas) cũng sẽ đều tăng.
Chi phí tiêu thụ của bếp gas
Nhật ký gọi gas - số liệu từ tháng 01/2020
Để tính chi phí tiêu thụ của bếp gas thì đơn giản hơn, bởi nó không phải gánh công suất cho các thiết bị khác như bếp từ. Mình sẽ lấy số liệu thời gian giữa các lần gọi gas, giá tiền từng bình và chia trung bình ngày.
Dưới đây là bảng nhật ký gọi gas của nhà ngoại từ tháng 01/2020 đến tháng 08/2021. Mình lập bảng để các bạn dễ nhìn, còn số liệu thực tế thì trong ảnh phía trên:
Lập bảng giá trị trung bình:
Qua bảng trên có thể thấy:
1.Từ tháng 02/2021 khi bắt đầu dùng kết hợp với 1 bếp từ đơn (nền xanh lá) thì khoảng thời gian giữa các lần gọi gas tăng đáng kể, hay nói cách khác là thời gian sử dụng cùng 1 bình gas tăng lên gần gấp đôi (+80,8%).
2.Từ tháng 04/2021 đến nay (nền xanh lá, chữ đậm) thì số người thường xuyên trong gia đình tăng hơn gấp đôi (từ 02 người lớn thành 04 người lớn và 02 trẻ em) và giá gas tăng chóng mặt lên tận 415K/bình nhưng trung bình tiền gas mỗi ngày lại giảm đi nhiều (39,3%).
3. Nếu giá gas không thay đổi thì việc sử dụng kết hợp gas + từ giúp tiết kiệm gần một nửa (46,19%).
Tiền điện thực tế:
Mình sử dụng số liệu tiền điện qua ứng dụng Epoint của EVN. Trong này có lưu lịch sử tiền điện các tháng, năm cụ thể. Mình lập bảng cho các bạn dễ xem:
Qua bảng trên rút ra được:
1.Từ tháng 02/2021 khi dùng thêm 1 bếp từ thì tiền điện có tăng so với tháng 1 nhưng không đáng kể (40 nghìn đồng).
2.Từ tháng 04/2021 khi số người trong gia đình tăng lên thì tiền điện không những không tăng mà còn giảm. Cái này chắc do mình thường xuyên tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng chứ mọi người xưa nay không mấy khi nhớ để tắt.
3.Tháng 6, 7, 8 năm nào tiền điện cũng cao vì dùng 2 điều hòa trong 10-11 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
4.So với cùng kỳ năm 2020 thì tiền điện năm 2021 thấp hơn.
Chi phí của bếp từ
Cũng như các thiết bị điện khác, trên bếp từ có ghi rõ công suất tiêu thụ. Các bạn có thể nhìn thấy mức công suất 1000W, 1900W hay 2000W ở bếp từ đơn, và 3000W, 4000W hay thậm chí 5000W ở bếp từ đôi hoặc bếp từ ba. Công suất càng cao thì mức tiêu thụ điện càng lớn, tuy nhiên những con số trên là mức tối đa mà bếp có thể đạt được chứ không phải là mức công suất cố định. Khi bạn tăng nhiệt độ (tăng số) hoặc sử dụng đồng thời 2-3 vùng nấu thì công suất tiêu thụ tăng nhưng thời gian nấu sẽ giảm và ngược lại.
Để tính chi phí tiền điện cho bếp từ, chúng ta căn cứ trực tiếp vào thông số công suất tiêu thụ này và thời gian đun nấu thực tế trong 1 tháng. Điện năng tiêu thụ được tính theo KW/h (ký điện, số điện) và đây cũng chính là căn cứ để tính tiền điện hàng tháng.
Ví dụ: Một gia đình 4 người có một chiếc bếp từ đôi (2 vùng nấu) với công suất mỗi vùng là 2000W. Tổng công suất tối đa của bếp là 4000W hay 4 KW.
Giả sử mỗi ngày chúng ta dùng bếp để nấu 2 bữa chính với tổng thời gian là 60 phút và dùng đồng thời cả 2 vùng nấu ở mức công suất cao nhất.
Như vậy, tổng thời gian đun nấu trong 1 tháng là: 60 x phút, tương đương với 30 giờ.
Số điện tiêu thụ của bếp là 30 (giờ/2 vùng nấu/tháng) x 4 (KW) = 120 KW/h (hay 120 ký điện, số điện).
Tính theo biểu giá điện bậc thang của EVN:
Bậc 1: Cho kWh từ 0 – 50 là 1.678 đồng
Bậc 2: Cho kWh từ 51 – 100 là 1.734 đồng
Bậc 3: Cho kWh từ 101 – 200 là 2.014 đồng
Ta sẽ có:
Tiền điệ x 1,678 + 50 x 1,734 + 20 x 2,,88 nghìn đồng.
Nếu tính tất cả theo mức cao nhất của điện lực là 2,014 ngàn đồng/1 KW/h thì tiền điện là 120 x nghìn đồng.
Tức là, với điều kiện giả sử đề bài thì tiền điện của bếp từ sẽ dao động trong khoảng 211K đến 240K/tháng.
Các bạn lưu ý chúng ta đang tính mức tiêu thụ điện cao nhất của bếp và theo giá cao nhất trong thang tính tiền của điện lực. Sử dụng thực tế có thể sẽ dưới hoặc trên mức này – tùy thuộc vào số người trong gia đình và thói quen nấu nướng của các bạn.
Tổng kết
Từ các bảng giá trị tổng hợp nêu trên, có lẽ các bạn cũng đã có được kết luận rằng đun gas hay đun điện tốn hơn. Với trường hợp nhà mình thì:
1.Đun kết hợp gas + từ giúp giảm tới 46% tiền gas.
2.Đun kết hợp gas + từ không làm tăng tiền điện quá nhiều.
3.Tắt các thiết bị điện khác khi ra khỏi phòng giúp giảm tiền điện kha khá.