Liên quan đến việc Vicem xin chuyển nhượng tòa tháp 31 tầng tại khu đất vàng 8.467m2 tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội để thu hồi vốn, ông Minh cho rằng, sau khi có văn bản xin Bộ Xây dựng về việc bán tòa tháp, Bộ Xây dựng đã đồng ý và yêu cầu Vicem có ý kiến với Bộ Tài chính xử lý nhà đất theo hình thức bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vào phương án sắp xếp, xử lý nhà đất theo nghị định 167 của Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền xem xét bán trụ sở.
Theo ông Minh, trước đó, năm 2016, Thủ tướng giao cho Bộ Xây dựng hướng dẫn Vicem về việc chuyển nhượng này. Đến tháng 5/2018, Bộ Xây dựng yêu cầu Vicem đánh giá lại quá trình đầu tư. “Chúng tôi thấy nếu đầu tư tiếp hiệu quả thấp, thứ hai là không được đầu tư ngoài ngành. Sau khi xác định, phương án tối ưu nhất Vicem chọn chuyển nhượng”, ông Minh nói.
Tháp nghìn tỷ của Vicem bỏ hoang nhiều năm
Ngoài ra, ông Minh cho rằng, trong phương án chuyển nhượng cộng chi phí hình thành để đầu giá theo quy định của pháp luật. Quá trình gồm thuê tư vấn định giá, xác định giá trần để đấu thầu trên nguyên tắc bảo toàn vốn nhà nước.
Hiện, theo giá trị mới thanh toán tòa tháp được đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng trong đó bao gồm giá trị đất.
“Bán xong tòa tháp thu hồi vốn, Vicem dùng để tái cấu trúc toàn bộ tổng công ty. Trong đó có tăng năng lực sản xuất thì phải cấp vốn nếu đơn vị nào hiệu quả.
Giữa vốn điều lệ nhà nước cho và vốn chủ còn lại, nhà nước sẽ thu. Nếu đề án tái cấu trúc được phê duyệt do Bộ Xây dựng duyệt. Tiền bán không ưu tiên việc trả nợ mà ưu tiên việc tái cấu trúc. Các công ty con phải cân đối khoản nợ”, ông Minh cho hay.
Trước câu hỏi liên quan đến việc nhiều công ty con lỗ lũy kế lớn, thuộc diện mất an toàn về tài chính, ông Minh cho biết, Xi măng Hạ Long, Sông Thao lỗ lũy kế từ trước khi giao về Vicem. Sau khi về Vicem, các công ty này được tái cấu trục từ lỗ sang lãi, số lãi trả dần vào lỗ lũy kế.
Tuy nhiên, lỗ lũy kế lớn không thể trả ngay được trong thời gian ngắn. Các công ty con sau khi tái cấu trúc gồm: xác định đủ vốn, khả năng cạnh tranh, sinh lời trà lãi. Có thể xác nhập thương hiệu yếu vào thương hiệu mạnh sau tái cấu trúc.
Ông Minh khẳng định khi công ty con gặp khó khăn, công ty mẹ có thể cho vay để trả chứ không cấp vốn để trả nợ. Muốn dùng tiền bán tòa tháp phải có đề án. Ưu tiên tăng năng lực sản xuất, không cấp tiền cho công ty con để bù lỗ.