Váo tháng 7 năm 1991, tại một nơi có tên là làng Long Trung, thị trấn Sa Điền, thành phố Hạ Châu, thuộc tỉnh Quảng Tây, một chuyện lạ đã xảy ra trên ruộng lạc của người dân có tên là Trần Hải Tùng. Khi cây lạc sắp thu hoạch được thì bỗng dưng chúng đột nhiên bị phá hoại.
Thủ phạm ăn trộm lạc là một con cáo nhỏ. (Ảnh: Kknews)
Nhìn hiện trường, Trần Hải Tùng cho rằng thủ phạm phá hỏng ruộng lạc là dã thú nhưng tạm thời ông chưa biết đó là con vật gì. Trần Hải Tùng chợt nảy ra ý định bắt con thú rồi bán đi kiếm tiền bù cho chỗ lạc đã mất.
Hôm sau Trần Hải Tùng và con trai cầm một cây súng săn nấp trong bụi cây chờ đợi "thủ phạm". Không ngờ, "kẻ phá hoại" thực sự xuất hiện, nó là một chú cáo nhỏ. Dù cả hai đã bao vây nhưng trong một lúc bất cẩn con cáo đã chạy thoát. Lần theo dấu vết của nó, họ tìm thấy một cái hang.
Trong hang của con cáo, 2 cha con tìm thấy nhiều món cổ vật quý giá. (Ảnh: Kknews)
Hai cha con lập tức dọn dẹp những tảng đá xung quanh thì họ mơ hồ nhìn thấy trong hang còn có một số đồ vật.
Sau khi thăm dò kỹ càng, họ nhận thấy hang động thực tế là một lăng mộ đổ nát, bên trong có rất nhiều đồ đồng cổ, bình gốm sứ và cả đồ bằng vàng. Họ đã đào được tổng cộng 33 món cổ vật.
Tin tức về việc 2 cha con đào được kho báu toàn cổ vật lan nhanh như cháy rừng. Vài ngày sau, những người buôn bán đồ cổ đã tìm đến, chỉ cần nhìn thoáng qua, họ đã biết đây đều là những di vật văn hóa rất có giá trị. Có người đã trả tới 2 triệu tệ để mua lại những món đồ cổ mà cha con Trần Hải Tùng đào được.
Trong đó, "Kỳ lân tôn" là món cổ vật có giá trị cao nhất. (Ảnh: Kknews)
Vào những năm 90, 2 triệu tệ quả là một số tiền vô cùng lớn mà Trần Hải Tùng có nằm mơ cũng không ngờ tới. Nhưng ông vẫn một mực từ chối lời đề nghị hấp dẫn này. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, gia đình ông đã quyết định tặng những món đồ này cho Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc.
Theo chỉ dẫn của hai cha con Trần Hải Tùng, các chuyên gia đã tới và tiến hành khai quật toàn bộ ngôi mộ cổ và thốt lên: Nhờ có việc ruộng lạc bị phá nát, chúng tôi mới có thể phát hiện ngôi mộ và cổ vật hạng 'kho báu quốc gia' này.
Ngôi mộ được xác định có niên đại từ thời Chiến Quốc. Trong tất cả những món cổ vật đã tìm thấy, thì "Kỳ lân tôn" là có giá trị nhất và được xếp hạng bảo vật quốc gia. "Kỳ lân tôn" thực chất là một bình đựng rượu của thời cổ đại.
Hiện nay, "Kỳ lân tôn" được coi là bảo vật quốc gia. (Ảnh: Kknews)
Nó có hình dáng của một con kỳ lân với hoa văn tinh xảo được chạm khắc trên thân. Trên thân là hoa văn hình rồng còn phần đuôi lại là phượng hoàng, với ý nghĩa là mang lại điềm lành.
Ở thời Chiến Quốc, "Kỳ lân tôn" là bình rượu cao cấp được các quý tộc sử dụng trong các bữa tiệc. Cuối cùng, các nhà khảo cổ đã đặt tên cho bình rượu này là "Kỳ lân tôn" theo hình dáng và cũng để thể hiện ý nghĩa cao quý của nó.
Tham khảo: Kknews