Làm sao để con cởi mở và trung thực khi mắc lỗi? (hình minh họa).
Dưới đây là những gợi ý tốt mà cha mẹ cần tham khảo khi con mắc lỗi:
1. Kiểm soát cách cha mẹ phản ứng
Nếu bạn giận dữ quá mức/thổi phồng khi con bạn mắc lỗi, thì con sẽ tìm cách để che giấu lỗi lầm của chúng với cha mẹ. Đó là tâm lý không chỉ với con, mà với bất cứ ai, đặc biệt với con trẻ lại càng không tốt. Lâu dần, chúng sẽ trở thành thói quen che giấu sự thật với cha mẹ, với cả mọi người xung quanh.
Nếu bạn thổi phồng khi con bạn mắc lỗi, thì vô tình, bạn lại đẩy con ra xa khiến chúng trở nên sợ hãi, xa lạ ngay chính trong ngôi nhà của mình, của người thân yêu nhất.
Một tâm lý chung là ai cũng vậy, đều ngại việc bị quở trách, lên án, đối lập. Nếu bị cha mẹ mắng mỏ quá mức, chúng sẽ găm vào đầu rằng “ta chỉ là người mang rắc rối cho cha mẹ. Tốt hơn hết là giấu nhẹm lỗi lầm đi”.
Vì vậy, bạn phải kiểm soát cách bạn phản ứng khi con bạn mắc lỗi. Không phải là thỏa hiệp nhưng kìm chế để không bị thái quá.
Trong cái cương có cái nhu. Nếu tình huống đòi hỏi bạn phải cứng rắn và nghiêm khắc, nhưng hãy luôn suy nghĩ về sự tích cực trong phản ứng của bạn và những gì con có thể sẽ làm sau khi bị quở trách.
2. Đừng làm con xấu hổ
Chúng ta muốn con mình cảm thấy bị kết tội khi chúng gây rối để chúng sẽ tiến bộ hơn. Tuy nhiên, cần cẩn thận để tránh con rơi vào tình trạng xấu hổ, tự ti. Hãy nói một cách trung thực để con hiểu hậu quả của những việc chúng đã làm. Nhưng đừng coi thường con quan điểm bằng những lời lên án gay gắt. Dạy chúng và đừng định kiến hơn mức cần thiết.
Ví dụ lời nói sau nên tránh “Mày là đứa con tồi tệ. Tại sao lại có thể làm điều ấy được chứ? Tao không có gien ấy trong người, sao lại đẻ ra mày như thế?” hoặc “sao con lại dốt nát đến mức thế kia chứ? Điểm 1 thấp nhất lớp”.
3. Đảm bảo rằng con thấy cha mẹ hỗ trợ, giúp đỡ chúng
Khi con mắc lỗi, hãy nói với con rằng bạn sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để giúp chúng cải thiện tình hình. Thay vì nói “mày thật đoảng vị. Chỉ là hư hại thôi”, hãy nói “con làm cháy nồi à, thật nguy hiểm nên con cần chú ý lời mẹ chỉ dẫn cho này để lần sau không mắc phải nhé”.
Cách bạn nói với con rất quan trọng, cần cho con biết động lực của bạn và những việc bạn đang làm, bao gồm cả hệ quả, sẽ giúp cải thiện tình huống như thế nào. Khi nói, bạn đừng trợn mắt, la hét hoặc dùng vũ lực với con.
Dùng lời phê phán nhưng nhẹ nhàng “khi con làm cháy nồi, không những làm hỏng nồi mà còn gây nguy hiểm cho ngôi nhà, con ạ. Vì thế, con cần học cách cẩn thận và nếu chẳng may mắc phải lỗi thì cần xử lý thế này con nhé".
4. Không giận lâu
Khi con mắc lỗi, chẳng hạn như làm hỏng khăn trải bàn mà bạn rất yêu thích và chiếc khăn ấy bạn mua với giá rất đắt. Sau khi con biết lỗi, bạn đừng để bụng lâu điều con gây ra. Biết rằng bạn tiếc của nhưng có lấy lại được đâu.
Thay vì cứ lặp đi lặp lại trách cứ, bạn có thể gợi ý con cùng tham gia tìm kiếm chiếc khác hoặc đưa con đi sắm chiếc mới và để cho con thấy, việc làm tổn hại của con đã gây ra sự tốn kém như thế nào. Cách này sẽ giáo dục con cẩn thận hơn với việc làm của mình, đồng thời cũng hiểu được thiện chí của cha mẹ.
Theo allprodad