Lạm phát quá cao “phủ bóng đen” lên triển vọng kinh tế toàn cầu

TRUNG MẾN |

Một báo cáo lạm phát xấu công bố trong tuần vừa rồi nhiều khả năng sẽ khiến cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất ở tốc độ nhanh. Như vậy đồng USD sẽ có thể tăng giá mạnh thêm nữa.

Một báo cáo lạm phát xấu công bố trong tuần vừa rồi nhiều khả năng sẽ khiến cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất ở tốc độ nhanh. Như vậy đồng USD sẽ có thể tăng giá mạnh thêm nữa.

Các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới cho rằng rủi ro kinh tế tăng trưởng chững lại, lạm phát leo thang đang tăng lên, nó có thể khiến cho kinh tế suy giảm sâu hơn do lạm phát cao, chi phí năng lượng leo thang và lãi suất tăng cao hơn.

Một báo cáo lạm phát xấu công bố trong tuần vừa rồi nhiều khả năng sẽ khiến cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất ở tốc độ nhanh. Như vậy đồng USD sẽ có thể tăng giá mạnh thêm nữa, vì vậy đẩy cao chi phí nhập khẩu và nợ nần của nhiều nước.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất năng lượng đang thu hẹp nguồn cung, tạo ra thêm áp lực giá cả và làm chững lại các hoạt động kinh tế, đặc biệt tại châu Âu. Số liệu mới nhất từ Trung Quốc cho thấy tiêu dùng người dân giảm chóng mặt, như vậy thêm dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế hạ nhiệt.

“Điều tồi tệ nhất hiện vẫn chưa đến. Tại khắp các nền kinh tế, rủi ro suy thoái đang tăng lên”, giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) – bà Kristalina Georgieva nhận định trong cuộc họp bộ trưởng tài chính các nước được tổ chức bởi IMF và WB tại Washington mới đây.

Nhóm các nền kinh tế chiếm khoảng hơn 30% tổng GDP toàn cầu dự kiến sẽ suy giảm tăng trưởng vào năm sau, trong khi đó nhóm ba nền kinh tế lớn nhất thế giới bao gồm Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chững lại. Tính chung, IMF dự báo về tốc độ tăng trưởng 2,7% trong năm 2023, giảm đáng kể so với con số 3,2% trong năm nay.

“Tình hình hiện tại tệ hại hơn so với trong thời kỳ COVID-19”, Bộ trưởng Tài chính Ai Cập Mohamed Maait nhấn mạnh trong cuộc họp mới đây tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD).

So với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ tăng 8,2% trong tháng 9/2022. Chỉ số giá tiêu dùng lõi, không tính đến giá thực phẩm và năng lượng vốn có nhiều biến động, tăng 6,6%, đây là tốc độ tăng cao nhất trong 4 thập kỷ, dấu hiệu cho thấy áp lực giá tăng cao đang lớn hơn.

Chỉ số giá tiêu dùng lõi nhiều khả năng sẽ khiến cho Fed nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm trong tháng tới. Báo cáo mới nhất nhấn mạnh đến rủi ro từ việc giới chức Mỹ phải đương đầu khi hãm đà nâng lãi suất.

Việc Fed nâng mạnh lãi suất trong năm nay đã khiến cho thêm nhiều nhà đầu tư tìm đến Mỹ và vì vậy giá trị đồng USD tăng lên. Đồng USD tăng giá làm tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa bằng đồng USD và trả nợ cho nhiều nước. Đồng thời nó cũng gây áp lực lên nhiều ngân hàng trung ương khác trên thế giới về việc cần phải nâng lãi suất để bảo vệ tỷ giá đồng tiền, nhưng như vậy cũng đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế chững lại.

Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Hungary, ông Barnabás Virág, nhận xét: “Tất cả chúng ta đều muốn biết rằng Fed sẽ phản ứng ra sao trong những tháng tới bởi sự mạnh lên của đồng USD sẽ gây ra áp lực lên tỷ giá các loại đồng tiền”.

Kinh tế Mỹ vẫn vững vàng trong năm nay. Thị trường lao động hạ nhiệt thế nhưng vẫn vững đà tăng trưởng. Doanh số bán lẻ tháng 9/2022 tại Mỹ không có nhiều thay đổi so với tháng 8/2022 và tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, Bộ Thương mại Mỹ cho hay.

IMF dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 1% trong năm sau, giảm so với mức 1,6% của năm nay. Hiện tại, khả năng kinh tế Mỹ suy thoái được các chuyên gia tham gia khảo sát Wall Street Journal dự báo lên đến 63%, cao đáng kể so với tỷ lệ 49% của khảt sát vào tháng 7/2022.

Việc kinh tế Mỹ tăng trưởng vững vàng không khỏi khiến cho nhiều nước lo lắng bởi nó khiến cho Fed có đủ điều kiện để nâng lãi suất, theo Bộ trưởng Tài chính Indonesia – bà Sri Mulyani Indrawati.

Bà Sri Mulyani Indrawati khẳng định khả năng kinh tế toàn cầu suy thoái hoàn toàn có thể xảy ra.

Căng thẳng Nga – Ukraine không khỏi gây sức ép lên kinh tế toàn cầu, nó gây tổn hại đến việc xuất khẩu thực phẩm và thuốc trừ sâu tại nhiều hơn, đe dọa cuộc sống của 345 triệu người trên toàn thế giới. Nga đã đáp trả bằng việc giảm nguồn cung khí đốt sang châu Âu, chính vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu tại đây chịu ảnh hưởng nặng nề, nhiều nền kinh tế bị đẩy đến bờ vực suy thoái.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại