Trung Quốc: Quy mô sản xuất bị co hẹp trong 11 tháng liên tiếp

thanhthao |

Các đơn đặt hàng xuất khẩu tụt dốc với tốc độ nhanh nhất trong vòng 42 tháng.

Theo một cuộc khảo sát gần đây, tình hình sản xuất ở Trung Quốc diễn biến theo chiều hướng xấu, hoạt động kinh doanh trì trệ suốt 11 tháng liên tiếp, càng gia tăng áp lực cho chính phủ để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Chỉ số quản lý thu mua từ HSBC và Markit Economics là 47,9 trong tháng 9. Các đơn đặt hàng xuất khẩu tụt dốc với tốc độ nhanh nhất trong vòng 42 tháng đồng thời hoạt động thu mua trong lĩnh vực sản xuất đã giảm tháng thứ năm liên tiếp.

Các dữ liệu trên cho thấy những thách thức mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang phải đối mặt vào thời điểm chuẩn bị cho cuộc chuyển giao quyền lực 10 năm một lần vào tháng 10 tới và nỗ lực để cân bằng mục tiêutăng trưởng và ổn định giá nhà đất. Dự đoán các nhà chức trách sẽ thực hiện các biện pháp kích thích để đối phó với tỷ lệ suy giảm 4,1 % trên sàn giao dịch Thượng Hải trong 2 phiên giao dịch cuối cùng.

Các nhà kinh tế học cho biết “Nhu cầu nội địa và nhu cầu xuất khẩu giảm đã tác động mạnh mẽ đến tình hình sản xuất của Trung Quốc. Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Trung Quốc nhưng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, sản lượng xuất khẩu đang tụt dốc liên tục. Tình hình nôi địa cũng không có dấu hiệu khả quan, nếu muốn kích thích nhu cầu nội địa, cần phải có chính sách hỗ trợ lớn từ phía chính phủ”.

Đồng nhân dân tệ tăng đỉnh điểm kể từ năm 1993 khi có thông tin tiết lộ Trung Quốc sẽ công bố các biện pháp thúc đẩy kinh tế. Ngân hàng nhân dân Trung Quốc cũng bơm vào hệ thống tài chínhlượng tiền lớn để giảm bớt áp lực tiền mặt trong thời gian nghỉ lễ.

trung-quoc-quy-mo-san-xuat-bi-co-hep-trong-11-thang-lien-tiep

Qu Hongbin, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng HSBC tại Hồng Kông cho biết “Bắc Kinh cần tăng cường các biện pháp nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng và việc làm, đặc biệt chú trọng đến các biện pháp tài chính trong những tháng sắp tới”.

Nhu cầu đối với hàng xuất khẩu Trung Quốc đang sụt giảm là hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu. Các chuyến hàng sang khu vực Liên Minh Châu Âu giảm 12,7% so với năm trước. Tiêu dùng trong nước cũng bị ảnh hưởng do chiến dịch của chính phủ nhằm kiềm chế thị trường bất động sản và tăng khả năng chi trả của gia đình, bao gồm các biện pháp nâng cao thanh toán và hạn chế mua.

Sản xuất công nghiệp tăng 8,9% trong năm nay, tốc độ chậm nhất kể từ tháng 5 năm 2009, so với mức tăng 13,5%cùng kỳ năm ngoái.

Chính phủ đã đẩy nhanh tiến độ phê duyệt đối với các dự án đầu tư, giảm lãi suất, hỗ trợ thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu để chống chọi với suy giảm kinh tế.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại