Hãng xe hơi Toyota tiếng tăm của Nhật Bản cho biết họ buộc phải đóng cửa nhà máy ở Nam Phi trong vòng 4 ngày do cuộc đình công bất hợp pháp đòi tăng lương và những biến động trong lĩnh vực khai khoáng của nước này đang lây lan sang các bộ phận khác của nền kinh tế.
Công ty cho hay nhà máy Durban sẽ tiếp tục đi vào hoạt động sản xuất
trong hôm thứ sáu sau khi nhất trí tăng 5,4% lương cho công nhân tại nhà máy.
Hiệp hội sử dụng người lao động đường bộ cho biết các cuộc đàm phán riêng lẻ nhằm
chấm dứt hoạt động bãi công của hơn 20,000 công nhân lái xe tải đã bị thất bại
sau khi Liên đoàn bãi bỏ đề xuất tăng 18% lương cho người lao động trong 2 năm.
Các nhà quan sát cho biết tình hình lao động bất ổn đang lan rộng đã làm tê liệt ngành khai thác mỏ ở Nam Phi. Toyota là nhà sản xuất ô tô duy nhất bị ảnh hưởng ở Nam Phi.
Mbuso Ngubane thuộc Liên đoàn lao động quốc gia Nam Phi cho hay “Mặc dù các trường hợp bãi công không giống với những gì diễn ra trong mỏ khai khoáng nhưng nó đã đưa ra một thông điệp rằng nó có thể kích động các đối tượng lao động khác”.
Các cuộc đình công trong nghành khai khoáng tiếp tục bùng
phát, đặc biệt là vụ nổi dậy tại nhà máy Marikana Lonmin khiến cho 46 người tử
vong. Một số cuộc đình công đã đạt được
thỏa thuận tăng lương như cuộc đình công của các thợ mỏ bạch kim Lomin
đã dẫn đến công nhân được tăng lương lên 22%.
Trong khi đó, mỏ sắt Kumba Anglo American, một trong những cơ sở sản xuất thép nằm trong top 10 thế giới đã tạm ngưng sản xuất tại mỏ Sishen sau vụ công nhân đình công.
Nhiều vụ đình công nổ ra ở Nam phi đã trực tiếp ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty ở Nam Phi, đe dọa tương lai của nền kinh tế Nam Phi.