Nợ xấu có khiến Việt Nam trả giá "đau đớn" như Nhật Bản?

thanhthao |

Tại Việt nam, nợ xấu đã quá lớn, tới mức DN và NH không có khả năng tự xử lý.

Trong khi chờ đợi tới tháng 8, Ngân hàng Nhà nước sẽ có báo cáo với Ủy ban thường vụ Quốc hội về xử lý nợ xấu, các chuyên gia kinh tế tiếp tục đưa ra những quan điểm về xử lý nợ xấu cũng như những cảnh báo về việc chậm trễ xử lý.

TS. Lê Xuân Nghĩa viện dẫn trường hợp cụ thể tại Nhật Bải thời kỳ những năm 90, khi con số nợ xấu ban đầu được công bố là khoảng 2.000 tỷ yên.

Chính phủ Nhật Bản cho rằng 2.000 tỷ yên chưa đáng lo ngại nên vẫn đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ bản và kết quả nền kinh tế bắt đầu đi xuống.

Lúc này Nhật Bản mới thấy nợ xấu là nguyên nhân khiến nền kinh tế không tăng trưởng và con số nợ xấu thực được Chính phủ Nhật Bản tìm ra lên tới 40.000 tỷ yên.

Việc tìm giải pháp xử lý nợ xấu gây tranh cãi trong một thời gian dài giữa các đảng phái tại Nhật Bản. Có ý kiến cho rằng xử lý nợ xấu phải thành lậpcông tymua bán nợ xấu, nhưng cũng có ý kiến cho rằng cần như tư hữu các ngân hàng….

Tuy nhiên khi Chính phủ Nhật Bản triển khai xử lý lại quá muộn, doanh nghiệp phá sản quá lớn, nền kinh tế suy kiệt. Nhật Bản phải trả giá bằng hơn chục năm tăng trưởng kinh tế thấp dưới 1%.

TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, tình trạng Việt Nam hiện nay cũng giống như vậy. Nợ xấu đã quá lớn, tới mức DN và NH không có khả năng tự xử lý.

no-xau-co-khien-viet-nam-tra-gia-dau-don-nhu-nhat-ban

Nói cách khác, cục máu đông đã quá lớn, làm tắc nghẽn mạch hệ thống tuần hoàn không thể tự đẩy đi được, do đó, cần có sự can thiệp của Chính phủ.

Bài học Nhật bản phải nhọc nhằn, khổ sở suốt hơn một thập kỷ, cũng là điều đáng suy nghĩ lúc này. TS.Nghĩa đã nêu ra cách xử lý nợ xấu, với 3 cách lựa chọn: Một, bơm thẳng tiền từ Ngân hàng Trung ương vào các NHTM, bắt buộc họ dùng tiền đó để cho doanh nghiệp vay.

Tuy vậy, cách này rủi ro rất lớn, bởi bơm tiền ra chưa chắc họ đã cho doanh nghiệp vay, cho vay thì phá hỏng chuẩn tín dụng.

Không chỉ vậy, Ngân hàng TMCP của Việt Nam hầu hết là của vài ông chủ, sau lưng họ có rất nhiều doanh nghiệp, nên có thể họ sẽ kéo hết tiền hỗ trợ cho doanh nghiệp họ. Cách này chúng ta đã từng làm…”, TS Nghĩa nêu rõ.

Do đó, theo TS.Nghĩa chỉ còn cách thứ hai là thành lập một công ty mua bán nợ xấu tầm quốc gia (AMC).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại