Xuất khẩu giảm 10,3% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái, khiến cho hi vọng phục hồi nhanh chóng ở Vùng Viễn Đông trở nên mong manh. Nợ công khu vực đồng tiền chung Euro khiến cho xuất khẩu của nước này sang châu Âu giảm mạnh tới 21%.
Tranh chấp đảo Điếu Ngư - Senkaku với Trung Quốc khiến cho doanh số bán xe xuất khẩu sang cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới này tụt thê thảm. Người tiêu dùng Trung Quốc tẩy chay nhãn hiệu Nhật Bản đã làm cho doanh thu của hãng xe Honda, Mazda, Nissan giảm gần 30%. Nomura nhấn mạnh rằng nếu tình trạng xuất khẩu tiếp tục xuống dốc như hiện nay, Nhật Bản sẽ rơi vào suy thoái nghiêm trọng.
Stephen Jen từ SLJ Macro Partners cho biết cơn bão toàn cầu đang trôi dạt về phía Đông châu Á, mở ra giai đoạn khủng hoảng thứ 3 sẽ kéo dài sang năm 2013. Đồng yên đã tăng 30% so với đồng nhân dân tệ Trung Quốc, 65% so với đồng euro và 80% đồng bảng Anh so với năm 2008. Tokyo đang nỗ lực chống lại điều này.
Đồng yên tăng giá là một thách thức đối với nền kinh tế Nhật Bản. Nó sẽ thúc đẩy dòng vốn an toàn trong thời kỳ khủng hoảng, bóp nghẹt nền kinh tế do Nhật Bản xuất phát điểm là chủ nợ hàng đầu với 3 nghìn tỷ USD giá trị tài sản ròng.
Đảng Dân chủ tự do có khả năng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử dự kiến tháng 12 nhận định Ngân hàng Nhật Bản sẽ chuyển sang mục tiêu lạm phát và tiền tệ. Sức ép ngày càng gia tăng về nới lỏng định lượng lớn nhằm thoát khỏi bẫy giảm phát.
Ông Klaus Baader từ Societe Generale cho biết bất kỳ nỗ lực nào làm suy yếu đồng yên đều làm mất trạng thái cân bằng hiện tại. Chính sách khấu hao tiền tệ có thể châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài sản của Nhật Bản, mang lại thiệt hại nhiều hơn. Nhưng cho dù điều gì xảy ra, Nhật Bản vẫn là một siêu cường quốc xuất khẩu có chỗ đứng trên trường quốc tế.