Dầu là nguồn đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất. Bất cứ sự biến động của giá dầu mỏ cũng tác động dây chuyền lên toàn bộ nền kinh tế thế giới. Vì thế để giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, các nước có nền kinh tế lớn như Nga, Mỹ... có xu hướng xây dựng các kho dự trữ dầu mỏ và tăng cường dự trữ vàng. Bởi lẽ đây là hai loại hàng hóa không bị mất giá trị. Lịch sử cũng ghi nhận giá dầu và giá vàng luôn đi song hành với nhau suốt thời kỳ qua.
Là một nguồn năng lượng không thể tái sinh, cùng với các dự án khai thác ngày một dày đặc khiến cho nguồn cung dầu mỏ ngày một ít đi. Trong khi đó, hiện tại có nhiều lĩnh vực không thể tìm được nguồn nguyên liệu thay thế cho dầu mỏ, vì thế mà tính quan trọng của dầu mỏ không những không bị giảm đi mà ngày một cần thiết.
Dầu mỏ dưới vai trò lớn hơn hàng hóa tích trữ, khi giá dầu mỏ tăng tất yếu dẫn đến hệ quả tiền USD giảm giá trị, và các nước càng có xu hướng nhập vàng về tích trữ, do đó nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tăng và kéo theo sự tăng giá của vàng.
Năm 2006 cũng là năm đánh dấu mức kỷ lục của giá vàng,
giá dầu và một lần nữa minh chứng cho thấy sự đồng hành của giá vàng và
giá dầu.
Vào đầu năm 2006, giá vàng thế giới từ mức 517 USD/ounce đã tăng liên tục và đến ngày 12/5 đã đạt mức kỷ lục là 732 USD/ounce, để rồi giảm liền một mạch xuống còn 543 USD/ounce chỉ trong vòng 1 tháng.
Nguyên nhân diễn biến thất thường của giá vàng và đạt được kỷ lục cao chủ yếu là do xu hướng mất giá của đồng USD. Trong năm 2008, thị trường tài chính thế giới bước vào khủng hoảng. Sự đổ vỡ của gần 70 Ngân hàng của Mỹ kéo theo sự u ám của nền kinh tế thế giới. Vậy là chính phủ các nước phát triển mà đứng đầu là Mỹ, EU, Nhật,.. liên tiếp tung các gói hỗ trợ kinh tế nhằm hà hơi” thổi ngạt nền kinh tế..
Xu
hướng giá cả hiện nay, giá vàng thế giới chưa có xu hướng dừng lại mà
vẫn trên đà tăng mạnh. Lúc 21h30' ngày 23/8, giá vàng giao ngay trên Kitco đứng ở
1.666,4 USD/oz, tăng 28,1 USD/oz so với giá chốt phiên trước đó. Trên sàn Comex, phiên giao
dịch kết thúc trước khi Fed đưa ra biên bản họp, giá vàng giao tháng 12
chốt phiên giảm 2,4 USD xuống còn 1.640,5 USD/oz.
Tại New York, giá dầu thô giao tháng 10 tăng 42 cent lên 97,26 USD/thùng, cao nhất kể từ ngày 7/5. Tại London, giá dầu Brent giao tháng 10 tăng 27 cent lên 114,91 USD/thùng.
Giá vàng trong nước hôm nay đã được các công ty niêm yết, đẩy lên mức 44,72 triệu đồng/lượng, tăng 970.000 đồng/lượng so với chốt phiên chiều qua.
Khi nền kinh tế khủng hoảng và bất ổn, vàng vẫn là một tài sản an toàn để cất giữ đối với các Chính phủ. Hơn nữa, nhu cầu về năng lượng gia tăng cũng là một nhân tố kéo giá vàng tăng. Trong khi giá vàng, dầu mỏ biến động, tăng giá không ngừng thì lẽ ra giá trị của đồng USD sẽ phải sụt giảm. Thế nhưng, một nghịch lý đang diễn ra trong nền kinh tế Việt Nam là đồng USD cũng tăng theo đà tăng của giá vàng.
Tại Vietcombank, tỷ giá USD hiện niêm yết ở mức 20.860 – 20.910
đồng (mua vào – bán ra), tăng 40 đồng so với chiều hôm qua.
Ngoài thị trường tự do, giá USD chiều hôm qua sụt giảm mạnh tới 90 đồng bán ra và 60 đồng mua vào, thì nay cũng bật tăng trở lại. Hiện giá USD tại các điểm thu đổi ngoại tệ được phép phổ biến ở mức 20.920 - 20.970 đồng, tăng 80 đồng mua vào và 110 đồng bán ra so với hôm qua.
Như vậy, xu hướng tăng ngược chiều của đồng USD so với giá vàng và giá dầu mỏ trên thế giới sẽ khiến cho tình trạng lạm phát trong nước ngày càng bị đẩy lên cao. Và chính xu hướng đảo chiều không cân xứng này đang đặt ra một câu hỏi: phải chăng kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng? Những chính sách phát triển kinh tế của nhà nước đề ra đã lỗi thời, không còn phù hợp nên đã khiến cho giá vàng, dầu mỏ và USD biến thiên không theo đúng quy tắc phát triển kinh tế?