“Giá mua vào giảm xuống 50 – 70%, có khi bán như kiểu “cho không.Ví dụ, xe của họ cách đây 4 – 5 ngày khi chưa có Nghị định 71, xứng giá 100 triệu đồng nhưng giờ bán vội, bán vàng, mất phân nửa số tiền đó, thậm chí, chúng tôi chỉ trả khoảng 30 triệu đồng” – anh Hiếu, một người bán hàng tâm sự.
Tỏ ra bi quan hơn, một chủ tiệm khác cho biết: “Chỉ cần 1 tháng, chúng tôi không bán được chiếc xe nào, hàng tồn đọng, cửa tiệm chắc chắn sẽ sập”.
Đại lý bán xe máy mới cũng giảm sút khách mua…
Không chỉ có xe máy, thị trường xe ô tô cũng gặp tình trạng ảm đạm tương tự. Các showroom xe đã qua sử dụng tại đường Láng, Lê Văn Lương, Phạm Hùng, khu vực Long Biên cho thấy, lượng khách hỏi xe mới rất thưa thớt trong khi có không ít khách mua xe từ trước trở lại hỏi thủ tục giấy tờ để sang tên đổi chủ.Trước đây, khi mua xe máy cũ, hầu hết khách hàng chỉ yêu cầu cửa hàng viết giấy tay và nhận giấy tờ là xong để khỏi phải tốn thêm 500.000 - 1 triệu đồng/chiếc cho các thủ tục sang tên. Việc phải sang tên đổi chủ vừa mất thời gian vừa tốn tiền nhất là với những dòng xe cũ giá rẻ khiến khách hàng tạm hoãn hoặc bỏ luôn việc mua xe cũ.
Các cửa hàng ô tô cũ cũng rơi vào tình cảnh tương tự
Còn đối với giới kinh doanh xe máy cũ, việc sang tên, đổi chủ có chiếc xe dường như là quá xa sỉ. Để kích thích tiêu dùng, các cửa hàng đã nghĩ ra cách lách luật cho khách hàng của mình.
Theo đó, chỉ cần photo chứng minh thư của người đứng tên đăng ký xe, chuyển lại cho người mua sau sẽ giúp chủ xe mới thoát được việc bị xử phạt hành chính vì đó là bằng chứng thuyết phục nhất của việc "mượn xe". Bên cạnh đó, một số xe tồn trước đó nhập về không có đăng ký xe, và nếu có đăng ký nhưng không chính chủ sẽ được tuồn về các tỉnh, nhất là những vùng sâu vùng xa bằng nhiều cách.
Còn nếu khách hàng thực sự muốn sang tên cho tài sản của mình thì cửa hàng sẵn sàng cung cấp một đội ngũ "cò" giấy tờ. Tuy nhiên, khi qua khâu trung gian này, chi phí được đội giá lên khoảng 3 – 4 triệu đồng.
Như vậy, luật pháp tuy nghiêm minh nhưng cũng không tránh khỏi có những kẽ hở. Và để đảm bảo lợi nhuận và doanh số của minh, các của hàng kinh doanh đã tìm ra đúng chỗ thiếu sót đó để "lách", biến những cái không "chính chủ" trở thành "chính chủ".