Nói đến hàng nhái, hàng kém chất lượng thì ắt hẳn trong chúng ta đề nghĩ ngay đến Trung Quốc. Quốc gia có dân số đông nhất thế giới này được coi là thiên đường của hàng giả. Bởi lẽ, đi đến đâu trong ngóc ngách của thế giới rộng lớn này chúng ta đều bắt gặp các mặt hàng dính mác "made in China". Và càng hãi hùng hơn nữa khi biết rằng hầu hết tất cả các sản phẩm hàng nhái xuất xứ từ quốc gia này đều gây nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng của người tiêu dùng.
Còn nhớ thương vụ “Giày độc” Trung Quốc khiến thế giới sợ hãi. Mẫu mã bắt mắt, giá rẻ là điều khiến người tiêu dùng thế giới “thỏa mãn” với món hời khi mua giày dép xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, chính "món hời" này khiến các cơ quan tiêu chuẩn, chất lượng của các nước đau đầu để ngăn chặn và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Quý 1 năm 2012, tổ chức bảo vệ người
tiêu dùng Đài Loan (TCF) và Tổng cục đo lường, Kiểm định tiêu chuẩn Đài
Loan (BSMI) đã vào cuộc quyết liệt để kiểm nghiệm sản phẩm giày dép xuất
xứ từ Trung Quốc. Các loại giày độc hại đã được kiểm định
bao gồm xăng-đan của nữ giới, dép đi trong nhà của trẻ em, dép đi trong
phòng tắm và dép dành cho hành khách trên máy bay.
Mẫu giày trẻ em Trung Quốc bị thu giữ tại Mỹ
Kết quả cho thấy hàm lượng chất độc DEHP (Bis(2-ethylhexyl) phthalate) chứa trong các mẫu giày này rất cao, từ 37% đến 50%. Trong khi đó, tiêu chuẩn cho phép của loại chất này đối với mặt hàng giày dép tại Đài Loan chỉ là 0,1%. Hai tổ chức này đang cố gắng thu hồi 11 loại giày nhựa nói trên bởi chất độc DEHP rất có hại cho sức khỏe con người nếu được hấp thụ vào cơ thể.
Ông Antonio Tajani, Ủy viên châu Âu cho biết: "Giày dép của trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc có hàm lượng chrom vượt quá 6 lần mức cho phép, trong khi đây là một trong những độc chất gây ung thư nếu có hàm lượng vượt quá 3 mg".
Không chỉ có Đài Loan mà hàng loạt các nước trên thế giới như Mỹ, Ý, Tây Ban Nha... đều đồng loạt tiến hành thu hồi và tẩy chay loại giầy dép độc hại trên. Các chuyên gia y tế Mỹ cho biết giày độc một trong những sản phẩm nguy hại đến tính mạng của con người, đặc biệt là trẻ em bởi chất độc dễ ăn vào da trẻ hoặc thâm nhập vào cơ thể khi trẻ tiếp xúc với giày bằng tay rồi ngậm tay vào miệng.
Giày Trung Quốc tại Ý
Gần đây, một cuộc điều tra do AP tiến hành đã khiến người tiêu dùng phải sửng sốt bởi một sự thật quá bất ngờ. AP cho biết nhà sản xuất Trung Quốc đã sử dụng chất cực độc thay thế cho chì trong chế tác nữ trang đồ chơi trẻ em. Kết quả từ phòng thí nghiệm cho thấy một số mẫu thử có hàm lượng catmi quá cao.Catmi là một kim loại màu trắng, mềm, thường tìm thấy trong đất. Nguyên liệu này rất rẻ và dễ chế tác, vì vậy thường được các nhà sản xuất dùng. Catmi có thể gây ung thư và giống như chì có thể ngăn cản quá trình phát triển não bộ của trẻ nhỏ.
Như vậy, những vật dụng tửng chừng như không hề có hại gì nhưng khi qua tay Trung Quốc sản xuất cũng là cội nguồn gây ra căn bệnh ung thư cho người sử dụng chúng. Thật quá khiếp sợ.
Chiếc vòng cố làm theo chủ đề phim "Princess and the Frog" chứa chất kịch độc catmi. Ảnh:AP
Sau hàng loạt những bê bối như sữa nhiễm độc, đồ chơi trẻ em chứa chất gây ung thư… liên tiếp được phát hiện từ hàng Trung Quốc đã thổi bùng ngọn lửa tẩy chay hàng Trung Quốc trên toàn thế giới. Điển hình trong đó phải kể đến chiến dịch chống hàng Trung Quốc kém chất lượng của các nước Châu Âu.
Trong buổi họp báo, EU đã đưa ra lời khuyên khi mua đồ chơi, người tiêu dùng cần tìm nhãn CE trên sản phẩm, để đảm bảo chúng tuân theo đúng quy định về an toàn, sức khỏe và vệ sinh môi trường. Ông Tajani cũng thông báo sau mùa hè này, EU sẽ khởi động chiến dịch tăng cường các biện pháp kiểm soát hàng nhập khẩu và xuất khẩu trong giai đoạn 2013 - 2015.
Đồ chơi Trung Quốc
Năm 2011, người Mỹ cũng từng tổ chức tháng tẩy chay hàng Trung Quốc kéo dài từ 1/8 đến 1/9. Tất cả bắt nguồn từ một thông điệp được lan truyền rộng rãi trên Internet: Ở Mỹ có một phụ nữ 50 năm không hề mua món quà giáng sinh nào nếu bà nhìn thấy dòng chữ "Made in China" trên sản phẩm.
Tháng 7 vừa qua, người dân Philippines sống tại Mỹ cũng kêu gọi chống hàng hóa Trung Quốc. Mục đích là phản đối những hành động gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, nhất là trong vấn đề tranh chấp bãi cạn Scarborough với Philippines. Người lãnh đạo phong trào này, bà Loida Nicolas-Lewis nói rằng: "Tôi hy vọng chiến dịch tẩy chay hàng Trung Quốc sẽ không chỉ giới hạn ở Philippines mà còn lan rộng ra cả thế giới". Một cuộc thăm dò của Yahoo! gần đây cho thấy có tới hơn 70% trong số 31.000 người Philippines được hỏi cho biết họ hoàn toàn ủng hộ chiến dịch này.