Số lượng chính xác ễnh ương làm xét nghiệm trên không được tiết lộ nhưng toàn bộ ễnh ương bày bán tại khu chợ này đều đã bị thu hồi.
Phần lớn ễnh ương nhiễm độc tại Mawangdui không được nuôi tại địa phương mà xuất xứ từ các tỉnh Tây Nam Trung Quốc, gồm Phúc Kiến và Quảng Đông. Đây cũng là nơi chuyên cung cấp ễnh ương cho các khu vực khác.
Ảnh minh họa
Trước đó, vào tháng 6/2011, hơn 400 kg ễnh ương cũng buộc phải rời khỏi các sạp hàng sau khi chúng bị nghi chứa vi khuẩn tả.
Theo tin trên tờ báo địa phương tỉnh Hồ Nam, loại kháng sinh trên đã chứng tỏ hiệu quả rất nhanh trong quá trình nuôi ễnh ương và giá lại cực kỳ rẻ nên nông dân thường xuyên sử dụng.
Chính vì thế, những người phụ trách cho ễnh ương ăn cũng có thể bị ảnh hưởng của thuốc, gây ra tình trạng rối loạn gan và đường ruột. Một người chuyên cung cấp ếch, ễnh ương ở Hồ Nam tiết lộ với báo giới, anh ta chỉ kiếm được 1 nhân dân tệ từ việc nuôi và bán 1 kg ếch.
Lợi nhuận ít ỏi như vậy nên các đại lý cung cấp phải tìm mọi cách đảm bảo càng nhiều ếch sống càng tốt. Bản thân họ có thể dễ dàng mua loại kháng sinh trên tại các hiệu thuốc nhưng không hề bận tâm tới việc nếu sử dụng bất hợp lý, người tiêu dùng sẽ bị "lãnh đủ".
Ở Thượng Hải, việc kinh doanh ễnh ương đạt đỉnh vào năm 2011 trong khi ở các tỉnh như Tứ Xuyên và Hồ Nam, đặc sản này vẫn rất được nhiều người yêu thích. Mỗi ngày, các khu chợ tại hai tỉnh trên tiêu thụ được 30.000 - 40.000 kgễnh ương.