Chỉ tính riêng tuyến đường Kim Liên - Đê La Thành đã có gần 20 cửa hàng iStore với logo và biển quảng cáo đặc trưng của “quả táo khuyết”. Trao đổi với phóng viên, các chủ cửa hàng đều khẳng định là đại lý chính thức của Apple tại Hà Nội.
Nhưng chuỗi cửa hàng iStore tại các địa chỉ 196 Đê La Thành, 231 Xã Đàn… đều không có trong danh sách các cửa hàng bán lẻ hay dịch vụ của Apple tại Việt Nam.
Một cửa hàng iStore nhái trên phố Khâm Thiên
Với thiết kế bóng bẩy và hào nhoáng, các iStore nhái sẽ khiến người tiêu dùng lầm tưởng mình đang bước chân vào thế giới huyền ảo của Apple.
Nếu đem so sánh giá của iPhone 4S xách tay loại 16GB và 32GB tại Nhật Cường và một cửa hàng iStore chúng ta sẽ thấy có sự chênh lệch khá rõ. Nhật Cường Mobile niêm yết giá của iPhone 4S bản quốc tế là 20,8 triệu, đối với bản 16Gb và 22,5 triệu đối với bản 32GB, còn tại cửa hàng 196 Khâm Thiên thì giá tương ứng hiện đã là 21 triệu cho phiên bản 16GB và 23,2 triệu cho phân khúc 32 GB.
Giá của iPhone 4S bản quốc tế tại cửa hàng 196 Khâm Thiên
Một trong những lý do khác khiến các Apple Store nhái xuất hiện ngày càng nhiều là nhờ các dịch vụ cho các iDevice. Đó là bẻ khóa, jailbreak iPhone, iPad, cài Windows, Mac OS, phần mềm và game không bản quyền cho khách hàng.
Cũng theo anh này thì chi phí của những dịch vụ này cũng được căn cứ theo dung lượng của phần mềm hay game: cứ 16GB thì khách hàng sẽ phải bỏ ra 100 ngàn đồng, tương tự nếu cần 32GB thì sẽ là 200 ngàn đồng.
Lợi nhuận cao từ việc bán điện thoại, các phụ kiện và cài đặt các tiện ích đi kèm là lý do lớn nhất dẫn đến việc các cửa hàng iStore phát triển rầm rộ như hiện nay.
Theo Lương Đàm
VnMedia