Tại thị trường Trung Quốc, danh sách 10 thương hiệu nổi tiếng nhất tại đây là: Apple, Nestle, Chanel, Sony, Samsung, Uni-President, Panasonic, Nike, Canon và Starbucks. Đây là lần đầu tiên nhãn hàng xa xỉ Channel lọt vào danh sách này.
Năm ngoái, có 8 trên tổng số 20 thương hiệu nổi tiếng nhất tại Trung Quốc là của các công ty trong nước. Nhưng năm nay, chỉ còn 3 thương hiệu là trụ lại top 20. Đó là hãng Dược phẩm cổ truyền Bắc Kinh Tong Ren Tang (thứ 11), Mì ăn liền Master Kong (14) và Điện tử gia dụng Haier (15).
Bên cạnh đó, không có một thương hiệu Trung Quốc nào nằm trong danh sách top 100 châu Á - Thái Bình Dương. Ông Otremba nhận định việc này chính là thách thức với các công ty Trung Quốc nếu họ muốn vươn tầm ra thế giới.
Giải thích về sự thành công của các nhãn hiệu quốc tế,
Pascal Armoudom, đối tác của công ty tư vấn A.T. Kearney tại Trung Quốc
nhận định việc này phần lớn là do họ đã có danh tiếng lâu đời. Hơn nữa,
các công ty như Apple, Nestle, P&G và một số nhãn hàng xa xỉ khác
có rất nhiều cách tiếp cận để xây dựng thương hiệu.
Họ liên tục đầu tư vào thiết kế và đột phá, bỏ nhiều thời gian để định hình ý nghĩa và câu chuyện đằng sau mỗi sản phẩm cũng như cải thiện ấn tượng của khách hàng khi mua sắm tại quầy.
Tuy nhiên, ông Armoudom cũng cho biết: “Các nhãn hiệu Trung Quốc vẫn luôn tìm cách lật ngược tình thế này trong suốt hơn một thập kỷ qua. Và hơn ai hết, chính họ cũng tự nhận ra rằng thời của đồ sản xuất hàng loạt với giá thành tiết kiệm tối đa đã chấm dứt”.