Bốn bài học kinh tế từ Pháp, Hy Lạp, Nhật Bản và Zimbabwe

vytran |

Trong lịch sử gần đây đã tồn tại những bài học kinh tế từ một số quốc gia mà không một nước nào muốn “đi vào vết xe đổ”

Trong lịch sử gần đây đã tồn tại những bài học kinh tế từ một số quốc gia mà không một nước nào muốn “đi vào vết xe đổ”, trong đó tiêu biểu là lạm phát ở Zimbabwe, nợ công ở Hy Lạp, giảm phát ở Nhật, và thuế cao ở Pháp.

Giáo sư Mankiw cho rằng nước Mỹ cần thuộc lòng những bài học này, vì chính sách kinh tế Mỹ hiện nay có không ít điểm “na ná” chính sách sai lầm mà các quốc gia trên từng áp dụng.

Đối với trường hợp Zimbabwe, nếu có một giải thưởng nào đó dành cho chính sách kinh tế tệ hại nhất thế giới, quốc gia này có lẽ đã nhiều lần “giật giải” trong thập kỷ qua. Đặc biệt, vào năm 2008 và 2009, Zimbabwe đã lâm vào cảnh siêu lạm phát.

Theo Giáo sư Mankiw, thật khó có thể hình dung kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng lạm phát như Zimbabwe từng trải qua. Tuy nhiên, việc in tiền thiếu kiểm soát đang là nỗi lo.

Tuy nhiên, ông Bernanke lại tỏ ra ít lo ngại hơn về việc biến nước Mỹ thành một “Zimbabwe thứ hai” hơn là một “Nhật Bản khác”.

Nhật Bản là một siêu cường kinh tế trải qua nhiều thăng trầm. Tuy nhiên, những lo lắng về sức mạnh của kinh tế Nhật hồi những năm 1980 đã nhanh chóng chấm dứt khi bong bóng trên thị trường bất động sản và địa ốc của nước này nổ tung vào đầu thập niên 1990. Kể từ đó tới nay, kinh tế Nhật rơi vào tình trạng chật vật mãi chưa tìm ra lối thoát.

Đâu là lý do xác thực sẽ cần phải có thời gian để xác minh. Trong những thập kỷ tới đây, nếu các nhà hoạch định chính sách Mỹ không cắt giảm chi tiêu, họ sẽ buộc phải tăng thuế tới gần mức thuế của các nước châu Âu. Khi đó, rất có thể thế hệ người Mỹ tiếp theo sẽ làm việc ít hơn, để kiếm tiền ít hơn, và dành thời gian ngồi quán café nhiều hơn.

Theo VnEconomy

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại