Từ một công ty ăn
nên làm ra với mức lãi hàng chục tới hàng trăm tỷ đồng giai đoạn
2007-2010, đã lỗ tới 788 tỷ đồng.
Nguyên nhân chính được công ty đưa ra là chi phí lãi vay và dự phòng quá cao, gần 1.000 tỷ đồng, trong khi doanh thu chỉ đạt 953,28 tỷ đồng.
Sang quý I/2012, SBS tiếp tục thua lỗ tới 3 con số,
đưa mức lỗ lũy kế hơn 1.400 tỷ đồng.
Như vậy, nếu so sánh với vốn điều lệ 1.266 tỷ đồng, SBS đã không còn một đồng vốn nào.
Từ quý II, công ty đặt mục tiêu giảm bớt lỗ chỉ còn 9 tỷ đồng và bắt đầu từ quý III sẽ có lãi.
Dự kiến cả năm chỉ còn lỗ 663 tỷ.
Cổ phiếu SBS có khả năng bị hủy niêm yết trong thời gian tới. Ảnh:B.H
Những bất ổn trong hoạt động kinh doanh bộc lộ từ năm 2009 khi SBS vay nợ lớn.
Đây cũng là thời điểm công ty liên tục phát
hành trái phiếu riêng lẻ để có vốn.
Năm 2010, cơ cấu tài sản của SBS rủi ro cao độ khi khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm 83% trong tài sản ngắn hạn.
Dấu mốc tệ nhất sau gần 7 năm hoạt động của SBS chính
là khi ngân hàng mẹ Sacombank giảm tỷ lệ sở hữu từ 56,4% xuống còn 11%
vào năm 2011, ngay thời điểm thị trường chứng khoán khó khăn, giá cổ
phiếu tuột dốc.
Tháng 3/2012, SBS phát hành thành công 800 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi và tuyên bố thanh toán hết nợ, tiền mặt còn dư 600 tỷ và gửi ngân hàng.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi trái phiếu còn phải chờ Ngân
hàng Nhà nước xét duyệt vì theo quy định một tổ chức tín dụng không được
đầu tư quá 11% vốn của một công ty.
Nếu không được chấp thuận, SBS phải trả lại tiền cho Sacombank.
Vnexpress.net