Quốc gia này là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, chiếm 13% lượng dầu cung ứng toàn cầu nhưng nó cũng cần lượng điện phát sinh khổng lồ để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng gia tăng.
Năng lực xuất khẩu dầu của quốc gia này đang giảm dần. Nhà phân tích của Citi, ông Heidy Rehman cho biết “Nếu không có gì thay đổi, Ả rập sẽ không còn dầu để xuất khẩu vào năm 2030”.
Ả-rập trung bìnhtiêu thụ khoảng 25% sản lượng dầu sản xuất ra đồng thời quá trình sản xuất điện làm tiêu hao 50% lượng dầu hiện có.
Với nhu cầu điện đạt đỉnh tăng 8% mỗi năm, quốc gia này đang đặt mục tiêu tăng gấp đôi công suất điện vào năm 2032 thông qua việc lắp đặt nhà máy hạt nhận và nhà máy sản xuất năng lượng mặt trời.
Tuy nhiên, bà Rehman tỏ ra nghi ngờ trước kế hoạch hạt nhân, những vấn đề phát sinh trong quá trình đầu tư, lo ngại về chế độ an toàn khi “bảo quản lò phản ứng mát trong sa mạc” và nguy cơ lạm thu.
Nếu nhu cầu điện tăng với tốc độ như dự tính, không có thay đổi nhiều đối với nguồn cung nhiên liệu, bà Rehman nói rằng Ả-rập sẽ trở thành nước nhập khẩu ròng dầu vào năm 2030. Bất cứ thay đổi gì trong xuất khẩu của Ả rập đều có tác động lớn đến giá dầu thế giới.
Doanh thu từ dầu khí chiếm tới 80% tổng doanh thu của Ả- rập do đó quốc gia này cần nhận thức về vấn để này và đưa ra giải pháp thích hợp.