Khu vực Transcaucasia sẽ ra sao khi Armenia rời CSTO?

Hoàng Đức |

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan mới đây đã đề cập đến viễn cảnh Armenia rời bỏ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga lãnh đạo.

Mới đây, giới lãnh đạo Armenia tuyên bố, chính quyền Yerevan sẽ chấm dứt tư cách thành viên của mình trong Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), nếu việc là thành viên khối này không giúp ích gì cho đất nước trong các vấn đề liên quan đến lãnh thổ có chủ quyền của Armenia.

Điều này đã được tuyên bố bởi Thủ tướng Nikol Pashinyan. Tuy nhiên, ông cũng cho biết, vẫn chưa có thời gian chính xác cho một giải pháp khả thi và cũng chưa nói rõ về khả năng nước này rời khỏi CSTO.

Nhà lãnh đạo Armenia nêu rõ, lực lượng gìn giữ hòa bình được quy định là một bên trung lập, trong khi CSTO là tổ chức hiệp ước mà nước này tham gia, với những cam kết về bảo vệ an ninh của các thành viên trong khối và sự khác biệt thể hiện ở chính điểm này.

Ông nêu rõ, nếu lãnh thổ có chủ quyền của Armenia là “ranh giới đỏ” đối với CSTO, thì khối này hãy chứng minh bằng thực tế là sự tôn trọng lãnh thổ có chủ quyền của Armenia là ranh giới đó.

Nhưng Yerevan không thấy được thực tế này và ở Armenia đang nảy sinh câu hỏi về vấn đề đó.

Ông nhấn mạnh rằng, nếu các nước thành viên trong “Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể” trả lời câu hỏi này của Armenia và câu trả lời này phù hợp với ý tưởng của Yerevan, thì có nghĩa là các vấn đề “hiểu nhầm” giữa hai bên đã được giải quyết; còn ngược lại, nước này sẽ rời CSTO.

Mặc dù tuyên bố của người đứng đầu chính phủ Armenia không có bất cứ chữ nào nói về Nga nhưng giới phân tích cho biết, đây hoàn toàn là những lời hướng về Moscow, với vị thế lãnh đạo của CSTO và hiện đang duy trì một lực lượng gìn giữ hòa bình ở Nagorno-Karabakh.

Theo giới phân tích, chính quyền Yerevan gần đây liên tiếp tỏ thái độ không hài lòng với vai trò của CSTO trong việc giải quyết xung đột với Baku.

Armenia tin rằng, các quốc gia thành viên của tổ chức hiệp ước này, đặc biệt là Nga, lẽ ra phải tham gia tích cực hơn vào quá trình này, nhưng Nga lại cử quân đến gìn giữ hòa bình, rõ ràng là muốn đóng vai trò trung lập, trong khi trách nhiệm của Moscow là huy động cả khối để bảo vệ cho Armenia.

Mâu thuẫn bắt đầu gia tăng căng thẳng sau cuộc xung đột quân sự ngắn hạn giữa Armenia và Azerbaijan, Baku đã thiết lập chủ quyền đối với Nagorno-Karabakh. Hơn nữa, nước này hiện đang yêu cầu chuyển giao quyền kiểm soát bốn khu định cư nữa cho nước này.

Sau khi kết thúc xung đột giữa Yerevan và Baku với trung gian của Moscow và sự bảo đảm an ninh cho Nagorno-Karabakh và hành lang Lachin bằng lực lượng gìn giữ hòa bình Nga, Thủ tướng Armenia đã tuyên bố ngừng tư cách CSTO và tuyên bố hướng tới xích lại gần nhau với phương Tây.

Theo giới phân tích, sự thất vọng tột cùng đã khiến Armenia sẵn sàng rời bỏ CSTO và bắt tay với phương Tây, nhằm tìm kiếm sự bảo đảm an ninh khác.

Dự kiến là trong thời gian tới, tình hình ở khu vực Transcaucasia (Ngoại Kavkaz hoặc Nam Kavkaz), nơi được coi là sân sau của Nga, có thể âm vào tình trạng bất ổn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại