Hội thảo tác động của chính sách phát triển giáo dục đến tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững: Kinh nghiệm giữa Việt Nam và các quốc gia Châu Phi - Trung Đông

PV |

Sáng 15/11, Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông phối hợp cùng Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), tổ chức Hội thảo quốc tế: "Tác động của chính sách phát triển giáo dục đến tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững: Chia sẻ kinh nghiệm giữa Việt Nam và các quốc gia Châu Phi - Trung Đông".

Theo Ban tổ chức, Hội thảo quy tụ các nhà khoa học trong nước và quốc tế uy tín, đến từ các Viện nghiên cứu, các trường đại học của Việt Nam, châu Phi, Trung Đông và ASEAN, Đại sứ quán một số quốc gia châu Phi, Trung Đông tại Việt Nam, tổ chức pháp ngữ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương…

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ một số vấn đề, như: Chính sách phát triển giáo dục: So sánh giữa các quốc gia Châu Phi, Trung Đông và Việt Nam, ASEAN; Hợp tác phát triển giáo dục giữa Việt Nam, ASEAN và các quốc gia Châu Phi, Trung Đông; Mối quan hệ giữa phát triển giáo dục và phát triển kinh tế ở Việt Nam, ASEAN, Châu Phi, Trung Đông.

Các ý kiến tại Hội thảo quốc tế giúp các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách trong nước, quốc tế trao đổi thông tin, phân tích, đánh giá và chia sẻ học thuật, kinh nghiệm.

Qua hội thảo, các đại biểu tiếp tục nhấn mạnh vị trí, vai trò hết sức quan trọng của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhấn mạnh, nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển nhờ chú trọng sớm vào giáo dục.

Đối với hầu hết các quốc gia Châu Phi – Trung Đông, cũng như các quốc gia đang phát triển khác, giáo dục được coi là công cụ chính để xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống, mang lại sự bình đẳng cho mọi người, góp phần ổn định chính trị - xã hội và ngăn chặn xung đột.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại