Rắn hổ mang chúa (Tên khoa học là Ophiophagus hannah) là một trong những loài rắn được biết đến nhiều nhất thế giới. Rắn hổ mang chúa cũng là loài rắn dài nhất thế giới với chiều dài có thể lên đến 7m và có nọc độc trong một lần cắn đủ để giết chết cả... 1 con voi.
Có một sự thật mà nhiều người thường nhầm lẫn: Hổ mang chúa thực ra không phải là một loài rắn hổ mang thực sự như các loài rắn hổ mang khác khi chúng đều thuộc chi Naja. Thay vào đó, rắn hổ mang chúa là loài duy nhất thuộc chi Ophiophagus.
Thế nhưng mới đây, một nghiên cứu đã cho thấy hổ mang chúa có thể sẽ được phân tách thành 4 loài riêng biệt (theo Sci-hub) dựa theo phân tích hình thái học và phân tích DNA đa điểm (multilocus DNA).
Xem ảnh dưới:
Có 4 loài hổ mang chúa khác nhau là CS1, CS2, CS3, CS4 dựa theo phân tích hình thái học và phân tích DNA đa điểm.
Sự khác biệt trong cấu trúc DNA ở các loài rắn hổ mang chúa khác nhau. Ảnh: Sci-hub
Phân tích cấu trúc DNA của các loài rắn hổ mang chúa khác nhau. Ảnh: Sci-hub
4 loài rắn hổ mang chúa đều có cấu trúc DNA khác biệt. Ảnh: Sci-hub
Hổ mang chúa là loài rắn có môi trường phân bố rất rộng, trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á, từ rừng rậm đến hải đảo. Tuy nhiên, mỗi loài rắn hổ mang chúa thường chỉ sống cố định trên từng khu vực quốc gia mà chúng sinh sống.
Theo đó, các loài rắn này sẽ mang những màu sắc và kích thước khác nhau tùy, vào quốc gia mà chúng sinh sống. Có thể hiểu một cách đơn giản là rắn hổ chúa ở Ấn Độ sẽ khác biệt so với rắn hổ chúa bên Phillipines, và rắn hổ chúa ở Malaysia sẽ khác biệt so với rắn hổ chúa ở Việt Nam và Trung Quốc.
Các loài rắn ở các vùng lãnh thổ khác nhau sẽ có màu sắc, hình dạng, kích thước... khác nhau!
Học thuyết tiến hóa của Đacuyn, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành loài mới, đó là: Con đường địa lý, con đường sinh thái, con đường đột biến. Trong đó trường hợp của rắn hổ mang chúa là do sự phân bố địa lý khác nhau, cụ thể:
Trong điều kiện sống khác nhau này thì chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các biến dị di truyền theo các hướng khác nhau, từ đó tạo thành các nòi địa lí mà nếu xảy ra sự cách li di truyền lâu dài sẽ dẫn đến việc hình thành loài mới.
Như vậy nếu 4 loài rắn hổ mang chúa (được gọi là CS1, CS2, CS3, CS4) được công nhận là 4 loài mới thì chúng sẽ được đặt tên khoa học mới (Danh pháp hai phần = Tên chi + Tên loài) và hổ mang chúa ở Việt Nam sẽ là loài CS2.
https://soha.vn/ho-mang-chua-co-the-se-duoc-tach-lam-4-loai-rieng-biet-loai-o-viet-nam-se-la-loai-nao-20220221161407022.htm