Đây là yếu tố then chốt tạo điều kiện cho Liên Xô đảm bảo thế đồng đẳng về vũ khí hạt nhân với Hoa Kỳ.
Theo hãng tin Sputnik, vào mùa xuân năm 1960, quan hệ giữa Washington và Moskva xấu đi trầm trọng. Thời đó, lệnh cấm thử nghiệm hạt nhân đã có hiệu lực ở Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh. Đó là khoảng thời gian kho hạt nhân của Hoa Kỳ chiếm ưu thế rõ nét, và người Mỹ lợi dụng lệnh cấm để mở rộng đáng kể tiềm năng vũ khí của mình.
Với Liên Xô, điều cực kỳ hệ trọng là cấp phản ứng bất đối xứng, giải quyết nhiệm vụ chế đạn nhiệt hạch siêu mạnh để có thể vươn lên ngang bằng với ưu thế vượt trội của kho vũ khí nhiệt hạch Mỹ. Nhưng nếu thiếu thử nghiệm hạt nhân thì không thể làm điều đó.
Mô hình "bom vua" tại Moskva. Nguồn: Sputnik
Ban lãnh đạo Liên Xô đã thông qua quyết định ra khỏi chế độ cấm thử hạt nhân, và vào trung tuần tháng Bảy năm 1961 bắt đầu công tác chế tạo siêu Bom.
Bom được thử nghiệm vào ngày 30 tháng Mười trên thao trường ở Đất Mới. Các kết quả thử nghiệm khẳng định sức công phá của vụ nổ như đã tính toán là 50 megaton. Như vậy là mạnh hơn gấp 10 lần so với tổng công suất gộp lại của toàn bộ các vụ nổ bom trong Thế chiến II, kể cả vụ ném bom nguyên tử của Mỹ xuống Hiroshima và Nagasaki.
Liên Xô đã giải quyết thành công nhiệm vụ chế tạo đầu đạn nhiệt hạch ở cấp độ hàng chục megaton cho kho vũ khí hạt nhân của mình.
Sau đó, Hoa Kỳ ngừng mở rộng hạt nhân cỡ megaton, và đến ngày 05 tháng Tám năm 1963 đã ký kết Hiệp ước Moskva về cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong khí quyển, trong không gian vũ trụ bên ngoài và dưới nước.