Nhà báo Bùi Ngọc Hải cho rằng: Thiếu hụt tri thức từ việc đọc sách giống như "người rừng trong thời hiện đại"

Mạnh Mường |

GÓP 1 CUỐN SÁCH là tên gọi mới của một dự án đầy tính nhân văn mà chúng tôi triển khai từ năm 2014, và 2019 được xem là năm bước ngoặt...

Sau nhiều năm tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện như tặng tiền, quà cho học sinh, đồng bào nghèo vùng sâu vùng xa, chúng tôi nhận thấy rõ ràng rằng: Đã có rất nhiều tổ chức cá nhân quan tâm đến việc đầu tư vật chất cho các vùng khó khăn, nhưng việc đầu tư về tri thức, văn hóa lại còn nhiều khoảng trống.

Đầu tư cho tri thức chính là sự đầu tư dài hạn và bền vững để những vùng quê nghèo cất cánh.

Nhà báo Bùi Ngọc Hải cho rằng: Thiếu hụt tri thức từ việc đọc sách giống như người rừng trong thời hiện đại - Ảnh 1.

Từ 2014, Báo điện tử Trí Thức Trẻ, SohaNews bắt đầu triển khai dự án thư viện đến với các vùng quê nghèo, những vùng quê có truyền thống hiếu học, quê hương của những danh nhân…

Không chỉ là tặng những cuốn truyện tranh, truyện cổ tích cho trẻ em mà còn là những cuốn sách dạy kỹ năng sống, khám phá thế giới, sách lịch sử, văn hóa, phong tục, phổ biến kiến thức, pháp luật, y tế, sức khỏe…

Nhà báo Bùi Ngọc Hải cho rằng: Thiếu hụt tri thức từ việc đọc sách giống như người rừng trong thời hiện đại - Ảnh 2.

Chúng tôi không thể nào quên những lời tâm huyết từ độc giả ở khắp nơi gửi về, thể hiện sự cổ vũ, động viên, ủng hộ hoạt động thiện nguyện của Báo. Trong đó, có độc giả Quỳnh Diệu Tâm (ở đường Vườn Lài, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, TP HCM) đã gửi đến Tòa soạn.

Nhà báo Bùi Ngọc Hải cho rằng: Thiếu hụt tri thức từ việc đọc sách giống như người rừng trong thời hiện đại - Ảnh 3.

Thư tay của độc giả Quỳnh Diệu Tâm (ở đường Vườn Lài, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, TP HCM) gửi về Tòa soạn.

Và chúng tôi càng không quên những Nhà xuất bản, các công ty, những đơn vị đã ủng hộ sách để cùng chúng tôi thành lập các thư viện ở khắp các vùng quê.

Mỗi nơi THƯ VIỆN VÙNG QUÊ đến đều là nơi có những câu chuyện về niềm yêu sách, về những tấm gương sáng học đường.

"Mẹ em mất trong một tai nạn giao thông, bố em sức khỏe yếu không có khả năng lao động. Nhà nghèo lắm, ba miệng ăn trong gia đình trông chờ vào mấy sào vườn cây giống, nên chẳng bao giờ dám xin bố tiền mua quyển sách mà em thích. Toàn bộ sách học trên lớp của em nhiều năm nay đều do ông bà ngoại xin lại của người khác", em Nguyễn Hồng Dịch (học sinh lớp 7E, Trường THCS Xuân Mai A, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) chia sẻ.

Còn nhớ, em Nguyễn Thị Nụ (lớp 9, THCS Lê Thanh, Mỹ Đức), bố mất sớm, nhà không có điều kiện nên 3 tuổi em bắt đầu vào chùa sống. Ước mơ của Nụ là "sinh nhật được ai đó tặng cho một cuốn sách về Phật giáo. Em muốn đọc nhiều sách, tìm hiểu về Phật giáo để sau này trở thành một giảng sư đi khắp nơi giảng pháp."

Nhà báo Bùi Ngọc Hải cho rằng: Thiếu hụt tri thức từ việc đọc sách giống như người rừng trong thời hiện đại - Ảnh 4.

Ước mơ của Nguyễn Thị Nụ là sinh nhật được tặng 1 cuốn sách

Và mới đây nhất, đó là câu chuyện về em Hoàng Minh Hiếu (lớp 8A1, trường THCS Mai Trung, Hiệp Hòa, Bắc Giang). Một học sinh ngoan, hiền, học giỏi, nhưng mọi sinh hoạt của em đã từ lâu gắn bó với chiếc xe lăn.

Hiếu nói rằng, em có hai người bạn lớn đó là sách và xe lăn: "Có những lúc em cảm thấy rất buồn, nhưng sách đã giúp em quên đi. Có thể em sẽ phải ngồi trên chiếc xe lăn này mãi mãi, nhưng sách và tri thức sẽ giúp em đứng vững, tiếp tục đi trên con đường đời."

Nhà báo Bùi Ngọc Hải cho rằng: Thiếu hụt tri thức từ việc đọc sách giống như người rừng trong thời hiện đại - Ảnh 5.

Hoàng Minh Hiếu (lớp 8A1, trường THCS Mai Trung, Hiệp Hòa, Bắc Giang).

Chuyện của Hiếu

ƯỚC MỘT CUỐN SÁCH - điều tưởng như nhỏ nhoi đó với mỗi người chúng ta nhưng lại là cả một khát khao cháy bỏng của các em nhỏ kém may mắn.

Nhà giáo Nguyễn Thành Với (xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội), 72 tuổi, đã hơn 40 năm công tác trong ngành giáo dục, hàng ngày vẫn cần mẫn đọc sách. Đối với ông, sách vừa là người thầy tận tụy, vừa là người bạn thông minh của con người.

Ông Với chia sẻ: "Bản thân bố mẹ các em không nhận thức được vai trò đích thực của việc đọc sách nên không tạo điều kiện cho con mình trau dồi tri thức ngoài kiến thức ở trường. Hơn nữa, hầu như họ làm nông nghiệp nên cũng không có điều kiện mua sách, truyện."

Nhà báo Bùi Ngọc Hải cho rằng: Thiếu hụt tri thức từ việc đọc sách giống như người rừng trong thời hiện đại - Ảnh 7.

Nhà giáo Nguyễn Thành Với (xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

Đến với nhiều trường học ở các vùng quê, có thể thấy, ở các thư viện trường chủ yếu sách giáo khoa, sách cũ. Phần lớn các trường cũng không đủ điều kiện trang bị sách cho các em.

Qua khảo sát thực tế bằng PHIẾU ĐIỀU ƯỚC tại một trường THCS ở nông thôn, với câu hỏi "bao lâu rồi các em chưa mua cuốn sách (trừ sách giáo khoa)?" thì kết quả chúng tôi thu được là có đến 60% học sinh đã 5 năm chưa mua sách; 15% trên 5 năm chưa mua sách; 05% dưới 1 năm; 20% chưa bao giờ mua sách.

Trong đó, những lí do chủ yếu là do "bố mẹ không mua cho", "bố mẹ không có tiền", "nhà nghèo" hoặc "không có điều kiện tìm mua sách"…

Và qua khảo sát ghi hình tại các trường THPT, THCS tại Hà Nội, chúng tôi đã nhận được rất nhiều những câu trả lời ngây ngô của các em như:

Bà Trưng, Bà Triệu là hai chị em; Trần Hưng Đạo và Trần Quốc Tuấn là hai người bạn chiến đấu; Vịnh Hạ Long ở Cà Mau,…

Bà Trưng - Bà Triệu là hai chị em???

Chúng tôi vô cùng tâm huyết với câu nói của Nhà báo Bùi Ngọc Hải – GĐ SohaNews, rằng: "Thiếu hụt tri thức từ việc đọc sách giống như "người rừng trong thời hiện đại".

Có ai trong chúng ta muốn để cho con em mình bị thiếu hụt tri thức do ít đọc, ít tìm hiểu, và để các em như "người rừng trong thời hiện đại" không?

Chắc chắn là không rồi!

Nếu hàng triệu người dân Việt Nam, mỗi người chỉ cần chia sẻ, chỉ cần GÓP 1 CUỐN SÁCH thôi cũng đủ xây dựng được những thư viện ở khắp nơi. 

Hãy cùng chung tay với chúng tôi, GÓP 1 CUỐN SÁCH để giúp nhiều em nhỏ hơn nữa tiếp cận được với nhiều cuốn sách hay hơn nữa.

Những cuốn sách về kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, thuốc – sức khỏe – phòng chữa bệnh, truyện tranh, truyện danh nhân, hỏi đáp kiến thức, nuôi dạy con, văn học, gương người tốt việc tốt, khuyến học, khuyến nông... đều có thể trở thành món quà rất ý nghĩa với người nghèo, học trò nghèo muốn được trau dồi tri thức.

Nhà báo Bùi Ngọc Hải cho rằng: Thiếu hụt tri thức từ việc đọc sách giống như người rừng trong thời hiện đại - Ảnh 9.
Nhà báo Bùi Ngọc Hải cho rằng: Thiếu hụt tri thức từ việc đọc sách giống như người rừng trong thời hiện đại - Ảnh 10.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại