Giới trung lưu Trung Quốc 'đốt tiền' nhiều nhất vào việc gì?

Linh Anh |

Theo Morgan Stanley, giới trung lưu đang bùng nổ của Trung Quốc không tiếc tiền chi cho giáo dục và đi du lịch.

Năm ngoái, Guo Kai, một cư dân Thượng Hải, cho biết gia đình anh chi khoảng 80.000 tệ, tương đương 11.428 USD, cho 5 lớp học ngoại khóa của con gái. Cô bé 13 tuổi được học mọi thứ, từ thư pháp tới vật lý, khoa học.

Hầu hết các lớp học này chỉ bao gồm một nhóm học sinh nhỏ. Tuy nhiên, đối với các môn như toán, lý hóa, Guo Kai đã cho con gái học trực tuyến để tiết kiệm thời gian đi lại.

Các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết thị trường giáo dục trực tuyến của Trung Quốc đang bùng nổ mạnh mẽ.

Nó phủ từ mẫu giáo cho đến học sinh lớn 12 và sẽ tăng 23 lần, tương đương 160 tỷ USD, vào năm 2030. Những tiến bộ về công nghệ cùng yêu cầu 8% ngân sách giáo dục hướng tới số hóa là lý do ngành này bùng nổ.

Khi các gia đình Trung Quốc ngày càng giàu có, họ cũng đẩy mạnh chi tiêu cho giáo dục. Ngoài ra, du lịch cũng là điều được chú trọng. Guo Kai cho biết gia đình họ đi du lịch nước ngoài mỗi năm một lần. Chính vì thế, ngân sách du lịch của gia đình này lên tới 60.000 tệ mỗi năm, bằng một nửa số tiền chi cho giáo dục.

Theo khảo sát về du lịch, đi nước ngoài đã trở thành dấu ấn quan trọng cho người Trung Quốc. Theo đó, kể từ năm 2018 đến nửa đầu năm nay, những người tham gia khảo sát cho biết họ chi từ 10-30% thu nhập cho việc đi du lịch. Trung bình, nó rơi vào khoảng 6.000 – 9.000 tệ dành cho du lịch mỗi năm/người.

Cuộc sống ở Trung Quốc đang thay đổi mạnh mẽ và vô cùng nhanh chóng. Tuy nhiên, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu Trung Quốc có thể sẽ chỉ là ngắn hạn.

Tỷ lệ kết hôn và sinh con ở Trung Quốc đang giảm. Chính sách 1 con kéo dài nhiều thập kỷ khiến dân số nước này già đi nhanh chóng. Ngay cả khi chính sách này được gỡ bỏ, tỷ lệ sinh có vẻ vẫn không được cải thiện.

Yi Fuxian, một nhà phê bình chính sách một con mạnh mẽ, chỉ ra rằng năm 1980, tuổi bình quân của người Trung Quốc là 22 trong khi người Mỹ là 30.

Tuy nhiên, đến năm 2018, tuổi trung bình của người Mỹ là 38 trong khi tuổi trung bình của người Trung Quốc đã tăng lên tới 40. Điều này có nghĩa số người lao động sẽ thấp hơn rất nhiều so với số người đến tuổi nghỉ hưu trong tương lai.

Trước xu thế này, một số công ty đã chuẩn bị cho nhu cầu khổng lồ từ thị trường chăm sóc sức khỏe và hưu trí ở quốc gia mà các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng kém hơn hẳn so với Mỹ.

Tháng 8, Ping An Good Doctor đã ra mắt nền tàng mới cho phép kết nối người dùng với các bác sĩ có kinh nghiệm thông qua thời gian thực. Bệnh nhân lớn tuổi cũng có thể sử dụng hệ thống để đặt lịch hẹn, nhờ trợ giúp của nhân viên ý tế và lấy thuốc.

Ant Fortune, một công ty con của Ant Financial, cũng đã tiến hành hợp tác với các đối tác để chuẩn bị đón đầu làn sóng người nghỉ hưu ở Trung Quốc.

Hiện tại, các công ty tư nhân tham gia vào kế hoạch hưu trí quốc gia ở Trung Quốc còn hạn chế nhưng Ant, cho biết họ sẵn sàng bước vào thị trường khi chính phủ cho phép. Ant Financial có liên kết chặt chẽ với gã khổng lồ Alibaba.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại