Tây cũng phải “bái phục” Vietnam’s Got Talent

letrang |

"Lố bịch hóa" người chơi để mua vui là một chiêu trò được Vietnam's Got talent thực hiện rất xuất sắc.

Phía sau thành công vang dội, về lượng người xem và lợi nhuận khổng lồ từ bán quảng cáo, các phiên bản Got Talent ngày càng bị chỉ trích vì “thọc tay” quá sâu vào dàn xếp, lừa dối ở hậu trường.

Simon Cowell

Để đem đến tiếng vang cho chương trình, Simon Cowell - "cha đẻ" của Got talent đã sử dụng chiêu "lố bịch hóa" người chơi để mua vui.

“Vịt già xấu xí” Susan Boyle được dựng lên như sau: 50 tuổi, thiếu nhan sắc, còn là trinh nữ và chưa từng hôn. Những tình tiết ấy được đặt đối lập với giọng ca thiên thần.

Kết quả là, nhờ có Susan Boyle, Got Talent mới được nhắc đến như một trong những chương trình ăn khách bậc nhất.

Tuy nhiên, sự lố bịch hóa mà Simon Cowell dựng lên cho Susan Boyle chẳng thấm tháp vào đâu so với chuyện của thí sinh Lê Nguyễn Quỳnh Anh và gia đình phải nhận ở Vietnam’s Got Talent - trở thành trò cười cho dư luận với những phát biểu ngộ nhận về tài năng của cô bé.

Vốn bị chê nhạt nhưng sau khi nổ ra cuộc chiến với gia đình Quỳnh Anh, Vietnam’s Got Talent đã trở thành chương trình được quan tâm hàng đầu trên sóng truyền hình.

"Phù thủy" Simon Cowell cũng chưa thể làm được scandal nào thành “tiêu điểm” của cả xã hội và các cơ quan quản lý nhà nước như Vietnam’s Got Talent làm được với vụ Quỳnh Anh.

Tại sao các nhà sản xuất Got Talent sao cứ phải “sống chết tạo scandal”?

Đơn giản, scandal là thứ đảm bảo cho chương trình của họ đắt khách quảng cáo. Vì một “tương lai đầy tiền bạc”, chẳng trách Vietnam’s Got Talent lại “tài năng ít, tai tiếng nhiều”.

Bởi nhẽ, không ai chê tiền, và vì tiền, người ta phải nghĩ đủ cách để kiếm cho ra nó. Cho dù có là “giẫm đạp, hay bán rẻ” một ai đó.

Theo 24h

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại