Tự trang trải thì phải câu khách
Cả hai vở “Làm...” và “Nước mắt người điên” đều khai thác khá kỹ cảnh phòng the trên sân khấu.
Nó khiến khán giả lần đầu xem có chút lạ lẫm, nhất là khán giả Huế. Nhưng cũng từ hai vở diễn này, lượng khán giả đến xem biểu diễn tại Nhà văn hóa Huế tăng đột biến, nhất là vào buổi tối.
Những cảnh nhạy cảm trong vở “Làm...”
Điều này đã khiến BTC và Nhà văn hóa Huế phải lưu ý hạn chế khán giả dưới 16 tuổi tới xem những vở kịch có cảnh “nóng”.
NS Hồng Vân khá thẳng thắn: “Trong điều kiện khó khăn hiện nay, việc làm
mới cách diễn kịch là tất yếu, nó phải gần gũi đời sống và kéo được
khán giả tới xem.
Với những đoàn kịch xã hội hóa như Phú Nhuận, đến những cái đinh vít phục vụ biểu diễn cũng phải tự trang trải thì thương mại và câu khách là điều tất yếu, dù muốn dù không”.
Trên sân khấu chỉ diễn tả ước lệ
Hiện vẫn có sự khác biệt về quan niệm biểu diễn sân khấu giữa Hà Nội và TPHCM. Giới sân khấu miền Bắc vẫn cho rằng đã là sân khấu thì là chính thống và kinh điển.
Nghĩa là khi liên quan đến những cảnh phòng the, bạo lực...thì chỉ cần ước lệ, tự khắc khán giả sẽ hiểu.
Tuy nhiên, NS Hồng Vân bộc bạch: “Diễn theo cách ước lệ có lẽ chỉ hợp cách đây 10 năm. Còn giờ phải hòa vào đời sống mới có được sự hấp dẫn, đó là sự phồn thực.”
Đứng ở một cách nhìn khác, nhà biên kịch Lê Quý Hiền cho rằng, sân khấu nêu lên những vấn đề chung mang tính xã hội.
Như vậy, dù muốn hay không thì việc
thương mại hóa đã dần đi vào các sân khấu, mà hiện tại là các sân khấu
phía nam.
Và như thế, việc đánh giá một tác phẩm nghệ thuật, dựa trên việc thu hút khán giả hay dựa trên phong cách biểu diễn truyền thống, hiện đại đang là vấn đề lớn đặt ra cho nền sân khấu kịch nước nhà.
Theo Tiền Phong