Đức sốt sắng xuất quân đến Litva: Phục hận?

Tuấn Vũ |

Theo báo Spiegel của Đức ngày 28/4, quân đội nước này sẵn sàng triển khai binh sỹ tới Litva theo yêu cầu của những nước Đông Âu để "răn đe" Nga.

Đức sốt sắng

Tờ Spiegel cho biết, Đức sẵn sàng có sự can dự mạnh mẽ hơn vào việc kiềm chế Nga trong chiến lược của NATO tại vùng biên giới phía Đông của khối liên minh quân sự này.

Theo đó, Đức có thể phái binh sỹ tới Litva khi sứ mệnh đảm bảo cho các đồng minh phía Đông của NATO được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vacsava (Ba Lan) vào tháng 7/2016.

Bản kế hoạch của Đức đã được Thủ tướng Merkel thông báo riêng với các nhà lãnh đạo Mỹ, Pháp, Anh và Italy tại hội nghị thượng đỉnh diện hẹp của nhóm G-5 vừa diễn ra tại thành phố Hannover của Đức.

Được biết, Litva là một trong 3 nước Baltic bao quanh vùng lãnh thổ hải ngoại duy nhất của Nga là Kaliningrad. Với vị thế địa-chính trị trọng yếu, Kanilingrad sẽ trở thành con bài quan trọng phá thế bao vây của phương Tây ở đông Âu và Baltic.

Trước khi trở thành vùng lãnh thổ tách rời của Nga ở châu Âu sau Thế chiến II, Kaliningrad, hay còn được biết tới cái tên Konigsberg, từng là vùng lãnh thổ thuộc Đức.

Tại Hội nghị Postdam, Konigsberg trở thành một phần lãnh thổ của Liên bang Xô viết, sau khi các quốc gia đồng minh thỏa thuận chia nhau châu Âu.

Mặc dù đóng vai trò như một khu vực quân sự khép kín dưới thời Xô Viết, song Kaliningrad (đặt tên năm 1946) - thủa ban đầu vẫn còn mang đậm yếu tố lịch sử Đức.

Nhưng do chính sách trục xuất người Đức và di dân người Nga và Ukraine tới của Liên Xô, yếu tố lịch sử Đức đã dần biến mất.

Hiện nay, người Đức chỉ chiếm khoảng 0,8% với trên tổng số 940.000 cư dân tại vùng lãnh thổ tách rời này của Nga, ít hơn rất nhiều so với tỷ lệ 77,9% người Nga, 8,0% người Belarus, 7,3% người Ukraine và 1,9% Lithunia.

Điều này là một trong những lý do khiến hiện nay Đức cũng không bao giờ còn nhắc tới "vùng lãnh thổ đã mất" nữa.

Với đường biên giới trên bộ giáp Nga và Belarus - quốc gia đồng minh và là địa điểm đặt rất nhiều hệ thống vũ khí tối tân của Nga, dải bờ biển chịu sự khống chế của Hạm đội Baltic của Nga, các quốc gia NATO là Lithuania, Estonia, Litva và Ba Lan đã và đang chịu sức ép rất lớn về mặt quân sự từ Moscow.

Tăng phòng thủ

Theo Interfax, NATO đang xem xét khả năng bổ sung các hệ thống phòng không cho các quốc gia vùng Baltic nhằm đối phó trước những diễn biến mới.

Phó tổng thư ký NATO,ông Alexander Vershbow cho rằng NATO hiện vẫn thực hiện phân tích các tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, trong đó có kế hoạch phát triển ba sư đoàn ở phía Tây Liên bang Nga vào năm 2016.

Theo ông Vershbow, kế hoạch này cho thấy Moscow đang thực hiện chiến lược “bao vây” tâm lý. “Tôi tin rằng kế hoạch của Nga phản ánh một xu hướng tăng cường năng lực thông thường… Nga đã chọn cách để đối phó với NATO như là một đối thủ, rất khác với một kẻ thù”, ông Vershbow nhấn mạnh.

Không chỉ lấy Nga làm lý do cho việc tăng cường hệ thống phòng thủ trên đất liền, NATO còn cho rằng chiến lược phát triển của Hải quân Nga đang trực tiếp đe dọa khối quân sự này và buộc họ phải phát triển phòng thủ trên biển làm đối trọng.

Cuối năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Ine Erikson Soreide tuyên bố NATO sẽ củng cố hệ thống phòng thủ trên biển, nhằm ứng phó với khả năng hàng hải ngày mạnh tăng của Nga.

Phát biểu tại một hội nghị của Hội đồng Đại Tây Dương về tương lai của NATO, ông Erikson Soreide nói rằng: "Một lĩnh vực cần được quan tâm hơn là những thách thức ngày càng tăng của lĩnh vực hàng hải... NATO không được thua trong lĩnh vực hàng hải".

Trước đó, ông Erikson Soreide đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter để thảo luận về việc "thiết lập những khả năng hàng hải thực sự của liên minh này".

Kể từ khi công bố chiến lược quốc phòng sửa đổi vào cuối năm 2014, Nga đã tăng cường tập trung vào sức mạnh hải quân.

Trong đó, chủ yếu tập trung vào phát triển và triển khai các tàu nổi và tàu ngầm trang bị vũ khí tấn công tầm xa có độ chính xác cao, cũng như tiến hành thành công nhiều cuộc diễn tập quân sự tại Bắc Cực, Biển Baltic, Biển Đen và Địa Trung Hải trong năm qua.

Do đó, Bộ trưởng Quốc phòng Soreide cho rằng, NATO "có khả năng phải đối mặt với một mối đe dọa đối với những tuyến đường biển trên khắp Đại Tây Dương", gợi nhớ lại một thách "khiến tất cả các nước châu Âu và Mỹ đều quan ngại".

Hiện nay, sức mạnh trên biển của NATO đã suy giảm đáng kể do các quốc gia thành viên đều cắt giảm chi tiêu quốc phòng.

Tính đến tháng 6/2015, NATO đưa ra báo cáo cho thấy chi tiêu quốc phòng chung cho năm 2015 của liên minh này đã giảm 1,5%, thấp hơn so với mức giảm 4% của năm 2014.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại