Trong giao tiếp xã hội, mời khách ăn cơm không nghi ngờ gì là một cách tuyệt vời để nâng cao tình cảm và rút ngắn khoảng cách. Tuy nhiên, việc mời khách cũng cần chú ý, nếu không sẽ phản tác dụng, khiến mọi người rơi vào tình trạng khó xử.
Dù mối quan hệ có tốt đến đâu, người EQ cao cũng sẽ tuân thủ quy tắc "4 không mời" khi mời khách, để tránh bị người khác chê cười.
1. Không mời người có nhân phẩm không tốt, dễ gây rối
Mời khách ăn cơm, trước hết là để tăng cường tình bạn, tiếp nữa là để thưởng thức những món ăn ngon. Tuy nhiên, nếu bạn mời một người có nhân phẩm không tốt, dễ gây rối thì bữa ăn rất có thể sẽ biến thành một mớ hỗn độn. Những người như vậy có khả năng tự chủ kém, một khi uống say dễ mất kiểm soát, thậm chí gây ra xung đột.
Với tư cách là chủ nhà, bạn không chỉ cần đảm bảo rằng khách của mình sẽ có khoảng thời gian vui vẻ mà còn phải chú ý đến hành vi của họ, để tránh gây rắc rối của bản thân và người khác. Vì vậy, trước khi mời khách, bạn cần sàng lọc kỹ tính cách, nhân phẩm của người được mời, tránh để họ làm hỏng bữa ăn mà bạn đã dày công chuẩn bị.
2. Không mời người hay nói xấu, thích tung tin đồn nhảm
Một số người bẩm sinh đã thích soi mói, tìm hiểu chuyện riêng tư của người khác và thích lan truyền những tin đồn mà họ nghe được. Những người này thoạt nhìn đều có mối quan hệ tốt với bạn nhưng sau lưng bạn, họ hoàn toàn có thể lợi dụng bữa tiệc bạn tổ chức như một nơi để lan truyền những tin đồn và những lời đàm tiếu. Một khi bạn mời họ, bữa cơm của bạn có thể trở thành chủ đề của họ, thậm chí làm nảy sinh hiểu lầm và mâu thuẫn không cần thiết.
Lời khuyên ở đây là khi mời khách, hãy nhớ tránh xa những người không biết giữ mồm giữ miệng, thích ăn không nói có, tung tin đồn linh tinh, kẻo bữa ăn của bạn sẽ biến thành trò cười cho người khác.
3. Không mời những người có thù oán với bạn
Trong giao tiếp xã hội, sẽ rất khó để tránh khỏi việc gặp phải những người có mâu thuẫn với bạn hoặc người khác. Mặc dù bề ngoài mọi người đều có thể giữ thái độ "dĩ hòa vi quý" nhưng trong thâm tâm có lẽ nhiều người vẫn ôm nỗi oán hận. Nếu bạn mời những người này đến dự bữa tiệc, không khó có thể trở nên gượng gạo và căng thẳng. Một lời nói trong lúc bất cẩn có thể chạm vào dây thần kinh nhạy cảm cảu họ và gây ra những nghi ngờ, mâu thuẫn không đáng có.
Bởi thế nên, khi mời khách, bạn cần tránh mời những người có thù oán riêng, để không khiến bữa ăn của bạn trở nên khó xử.
4. Không mời những người chỉ biết ăn không, uống không, không biết quý trọng
Một số người tham dự các bữa tiệc tối chỉ để ăn uống mà không hề quan tâm đến tâm tư và công sức của chủ nhà. Họ đến tay không nhưng lại ra về với đầy ắp đồ. Họ thậm chí còn chẳng ngại ngần chỉ trích, phàn nàn về sự sắp xếp của chủ nhà. Những người này thường rất giả tạo, không bao giờ đối xử chân thành với người khác, dù bạn cố gắng đến mấy cũng không thể nhận lại sự biết ơn và tin tưởng từ họ.
Nhìn chung, khi mời khách, bạn cần chú ý tránh xa những người chỉ biết ăn không, uống không, không biết biết ơn, kẻo công sức và lòng nhiệt tình của bạn sẽ bị uổng phí.
Kết
Tóm lại, việc mời khách cũng là một nghệ thuật. Đây tuy là việc nhỏ nhưng lại chứa đựng nhiều tri thức sâu sắc. Trước khi mời khách, chúng ta cần phải cẩn trọng lựa chọn và sàng lọc người được mời, tuân theo nguyên tắc "4 không mời" để tránh rơi vào tình trạng khó xử hoặc bị người khác chê cười. Đồng thời, chúng ta cũng cần học cách trân trọng những người bạn thực sự xứng đáng để kết giao và cùng họ trải qua những khoảnh khắc tuyệt vời.
Theo Sohu