Nỗi day dứt sau bức ảnh biểu tượng vụ tấn công Brussels

H.Bình (Theo AP, USA Today) |

Bức ảnh chụp nữ tiếp viên hàng không người Ấn Độ Nidhi Chaphekar tơi tả, ngồi thất thần trên ghế tại sân bay Brussels trở thành bức ảnh biểu tượng của loạt vụ đánh bom ở Bỉ.

Lúc xảy ra vụ nổ, cô Chaphekar đang cùng các đồng nghiệp hãng Jet Airways chuẩn bị cho chuyến bay đến Newark - Mỹ và cô may mắn sống sót.

Bức ảnh của người mẹ 2 con, 40 tuổi, nhanh chóng gây chú ý trên phương tiện truyền thông xã hội và xuất hiện trên trang nhất của các tờ báo trên thế giới.Gia đình cô Chaphekar nhanh chóng nhìn thấy bức ảnh đầy ám ảnh đó.

Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với hãng tin AP

Theo thông tin từ gia đình, cô đang hồi phục trong bệnh viện. Chồng cô cùng cô con gái 11 tuổi và cậu con trai 14 tuổi đang cố gắng đến Brussels để được ở bên cô. Thế nhưng sân bay Brussels vẫn đóng cửa.


Nữ tiếp hàng không người Ấn Độ Nidhi Chaphekar Ảnh: USA TODAY

Nữ tiếp hàng không người Ấn Độ Nidhi Chaphekar Ảnh: USA TODAY

Tác giả bức ảnh nêu trên là Ketevan Kardava, 36 tuổi, phóng viên đặc biệt tại Brussels của đài phát thanh truyền hình Georgia.

Nữ phóng viên kể lại khoảnh khắc cô nhìn thấy Chaphekar khi đang đợi một chuyến bay tới Geneva - Thụy Sĩ.

Lúc đó, vụ nổ đầu tiên xảy ra cách nơi cô đang đứng chừng một mét rưỡi. Phản ứng đầu tiên của Kardava là lôi máy ảnh ra trong lúc những mảnh vỡ, thủy tinh và khói quyện đầy trong không khí.

Kardava nói với báo USA Today hôm 23-3: “Khi thấy mình còn sống, hành động trước hết của tôi là chụp ảnh. Đó là công việc của một nhà báo.

Những bức ảnh đầu tiên của tôi là nữ tiếp viên Ấn Độ trong chiếc áo khoác màu vàng. Tôi đã la lớn: “Bác sĩ! Bác sĩ! Bác sĩ!” Nhưng không có ai ở đó...

Anh chị sẽ làm gì trong tình huống này nếu là nhà báo? Giúp đỡ? Gọi bác sĩ? Hay chụp ảnh?”.

“Trong khoảnh khắc đó, tôi nghĩ rằng để cho thế giới thấy những gì đã xảy ra trong thời điểm này, một bức ảnh là quan trọng hơn cả” - Kardava giải thích.


Khói khắp sân bay Brussels Ảnh: USA TODAY

Khói khắp sân bay Brussels Ảnh: USA TODAY

Hiện giờ, Kardava đã an toàn nhưng cô nói với một giọng run run, lặp đi lặp lại: “Tôi đã không thể giúp họ”. “Ai nấy cũng bê bết máu. Họ mất chân, tất cả họ. Tôi lia mắt nhìn xuống chân. Rôi tôi muốn biết tay mình có cảm giác hay không” - nữ phóng viên nói.

Kardava nói cô không biết có thể tiếp tục với sự nghiệp phóng viên ảnh hay không. “Những người tôi chụp ảnh không thể chạy nhưng tôi đã không thể giúp họ.

Chuyện đó rất khó chịu. Tôi là người duy nhất có thể đứng trên đôi chân của mình.

Tôi muốn giúp đỡ tất cả mọi người nhưng tôi không thể. Tôi đã để họ ở lại. Tôi phải làm như thế vì nghe nói còn vụ nổ thứ 3” - Kardava kể lại.

“Làm thế nào tôi có thể đi đến sân bay thời gian tới? Chúng tôi là nhà báo.

Chúng tôi rất can đảm phải không? Thời gian trôi qua, tôi sẽ có việc phải đi đến cùng một sân bay và rời khỏi ga tàu điện ngầm vốn xảy ra vụ nổ thứ hai. Làm thế nào tôi có thể đi tàu điện ngầm hay đến sân bay?

Làm thế nào tôi có thể đi đến nơi mà bản thân cảm thấy quá nhiều điều khủng khiếp. Tôi không biết nữa” - cô Kardava chia sẻ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại