Những điều ở Trung Quốc khiến người nước ngoài phải "hãi hùng"

Như Quỳnh |

Lừa đảo giao dịch thương mại điện tử tinh vi, bắt chước Apple đến mức khó tin... là những điều lạ lùng ở Trung Quốc khiến người nước ngoài phải "giật mình".

Lừa đảo tinh vi trên các trang bán hàng online

O2O là viết tắt của cụm từ “Online to Offline”. Online sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng và mang họ đến với các cửa hàng thực. Đó là sự kết hợp giữa mô hình thanh toán và cỗ máy tìm kiếm khách hàng để tạo ra sức mua thực.

Làn sóng O2O tại Trung Quốc cũng xuất hiện nhiều công ty giúp tìm kiếm khách hàng cho các dịch vụ thực tế. Trong đó phải kể tới là hãng Uber taxi.

CEO của Uber taxi đã từng khẳng định lượng đặt hàng trên trang này ngày một tăng và đã cán mức 1 triệu đơn hàng chỉ riêng ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, hiện tượng lừa đảo thông qua giao dịch scalping vẫn là một vấn nạn cho nền thương mại điện tử nước này.

Scalping là kiểu giao dịch lướt sóng ngắn hạn, thường mở và đóng giao dịch chỉ trong vài phút, thậm chí vài giây.

Mặc dù kiểu giao dịch này tương đối được ưa chuộng, nhưng cũng tồn tại nhiều “lỗ hổng” dễ bị kẻ gian lợi dụng.

Thậm chí cùng với sự phát triển của kênh mua bán trực tuyến này, những kẻ lợi dụng scalping để lừa đảo đã trở thành dây chuyền chuyên nghiệp.

Lợi dụng trang Uber taxi, mỗi tài xế trong đường dây này sẽ kiếm được 1.6 USD mỗi lần, và số lợi nhuận có thể lên tới ba lần tiền xe. Thậm chí có nhiều tài xế tư nhân có thể giả mạo giấy tờ để gian lận kiếm lời qua Uber.

Mặc dù Uber đang nỗ lực để bài trừ hiện tượng gian lận lừa đảo này, nhưng “trên có chính sách, dưới có đối sách”, đường dây scalping với thủ đoạn tinh vi này vẫn tiếp tục hoành hành.

“Bắt chước” Apple giống đến khó tin

Trình độ “bắt chước” của các công ty điện thoại Trung Quốc từ lâu đã nức tiếng gần xa.

Rất nhiều hãng điện thoại nổi tiếng thế giới đều có phiên bản “made in China”, trong đó iPhone chính là sản phẩm được ngành điện tử của nước này ưu tiên “bắt chước” hơn cả.

Một người nước ngoài đang sống tại Côn Minh cho hay, anh đã tìm thấy tại đây ba cửa hàng điện thoại nhái Apple Store. Những cửa hàng này giống hệt so với những cửa hàng Apple “xịn”.

Trong các cửa hàng nhái này, thậm chí đến đồng phục của nhân viên cũng mang logo của Apple.

Công nghệ gian lận sánh ngang điệp viên 007

Với sự phát triển của khoa học và công nghệ ngày nay, thủ đoạn gian lận cũng theo đó mà tinh vi hơn rất nhiều.

Trang Daily Mail (Anh)  ngày 12 tháng 6 vừa qua có đăng tải bài viết về “công nghệ gian lận” có một không hai tại Trung Quốc.

Chính vì kỳ thi đại học tại đất nước đông dân này vô cùng khắc nghiệt, nên nhiều thí sinh thậm chí đã chế tạo ra những phương tiện quay cóp tinh vi không tưởng như áo khoác sử dụng radar, camera bé chỉ bằng…đầu kim.

Trước những thiết bị quay cóp thuộc hàng “siêu vi” này, công nghệ gian lận tại Trung Quốc còn được phương Tây đánh giá là “sánh ngang với điệp viên 007”.

Ngán nút Home thật, chế tạo ra nút Home ảo

Có thể thấy, hầu hết những người dùng iPhone tại Trung Quốc đều “chê” nút Home thật.

Cách đây không lâu, biên tập viên thuộc trang web tin tức kinh doanh tại Mỹ đã nhận xét về chức năng Assistive Touch (nút Home ảo) là một sáng chế “kỳ quặc”.

Tuy nhiên nhiều cư dân mạng lại cho rằng phát minh này của người châu Á là “thông minh”.

Có người còn nhận xét: “Họ luôn luôn đi đầu với mọt phương pháp làm việc rất hiệu quả, tạo ra những thủ thuật mà tôi chưa từng nghĩ tới.”

Khả năng đón đầu không tưởng từ các bà mẹ

Nhắc đến “những bà mẹ Trung Quốc”, nhiều người thường nghĩ ngay tới những phụ nữ lớn tuổi suốt ngày chỉ biết khiêu vũ.

Vậy nhưng ít ai biết rằng, chính những người phụ nữ này mới là những nhà đầu tư đón đầu mọi xu hướng.

Theo một số liệu thống kê mới đây, trong tổng số giao dịch trên Bitcoin (giao dịch qua internet), có tới 40% người đầu tư là phụ nữ.

Chưa dừng lại ở đó, trước trào lưu cho thuê xe, các bà mẹ của Trung Quốc cũng không bỏ qua cơ hội kinh doanh béo bở này.

Thậm chí, họ còn mạnh tay “đầu cơ xe”, sau đó cho người nước ngoài thuê lái, và hiển nhiên thu về mỗi tháng khoảng 4000 NDT mỗi tháng.

Xa xỉ phẩm cũng là niềm yêu thích của các bà mẹ Trung Quốc. Chỉ cần ở địa phương nào có nhiều những bà mẹ lớn tuổi, là ở đó sẽ luôn có tình trạng xếp hàng để mua sắm.

Đi du lịch nước ngoài chỉ để mua… bồn cầu!

Bên cạnh những bà mẹ Trung Quốc, tầng lớp khá giả tại đất nước này cũng thuộc vào tuýp người “cuồng mua sắm”.

Tết âm lịch vừa qua, tác giả nổi tiếng Trung Quốc Ngô Hiểu Ba trong bài viết “đến Nhật Bản mua bồn cầu” đã thể hiện sự ngạc nhiên đối với việc du khách nước này phát cuồng với các sản phẩm vệ sinh tại Nhật Bản: “Có 3 người tới đây và đã mua về... 5 chiếc bồn cầu."

Cư dân mạng Nhật Bản cũng bày tỏ sự khó hiểu đối với trào lưu mua sắm này: “Thậm chí cả nhà vệ sinh công cộng của Trung Quốc cũng sử dụng toàn bồn cầu Nhật Bản. Quả thực rất khó tin!”

Nhiều năm về trước, khi Trung Quốc vẫn đang “thống trị” thị trường đồ gia dụng, có một truyện cười được lưu truyền rất phổ biến: Một du khách Trung Quốc tới Mỹ du lịch, có mua “hàng ngoại nhập” về tặng bạn mình.

Bạn của anh khi nhận được món quà “ngoại nhập” trên mới phát hiện ra, phía sau đó lại ghi hàng chữ “Made in China”. Điều đó thể hiện đồ gia dụng của đất nước này đã từng “làm mưa làm gió” trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, 20 năm đã trôi qua, thời kỳ “hoàng kim” của đồ gia dụng Trung Quốc dường như đã đi vào dĩ vãng.

Ngày nay, với  sự vượt lên của Nhật Bản, Trung Quốc đang có nguy cơ bị “soán ngôi” trên thị trường đồ gia dụng thế giới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại