Điều khiến người Afghanistan lo sợ khi Taliban kiểm soát đất nước

Nguyễn Thái |

Taliban hứa hẹn một kỷ nguyên hòa bình mới ở Afghanistan với việc bỏ qua cho những người đã đối đầu với họ trong 2 thập kỷ, đồng thời đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Một tay súng Taliban đứng canh gác các thành viên lực lượng an ninh Afghanistan đã đầu hàng Taliban hôm 13/8 ở thành phố Ghazni, tây nam thủ đô Kabul, Afghanistan. Ảnh: AP

Một tay súng Taliban đứng canh gác các thành viên lực lượng an ninh Afghanistan đã đầu hàng Taliban hôm 13/8 ở thành phố Ghazni, tây nam thủ đô Kabul, Afghanistan. Ảnh: AP

Dù vậy, theo hãng AP (Mỹ), nhiều người Afghanistan vẫn cảm thấy sợ hãi khi Taliban đang trỗi dậy và chiếm được gần như toàn bộ lãnh thổ Afghanistan, trong khi các lực lượng quốc tế rút lui khỏi quốc gia này.

Họ là những người chưa quên sự cai trị hà khắc của Taliban và những người sống trong các khu vực do Taliban kiểm soát những năm gần đây.

Có những dấu hiệu mà nhiều người cho rằng Taliban sẽ biến cuộc sống ở Afghanistan hiện tại trở lại như quãng thời gian từ 1996 đến 2001 - khi tổ chức này nắm quyền ở Afghanistan.

Nhiều người Afghanistan lo ngại Taliban sẽ xóa bỏ toàn bộ những điều tích cực dành cho phụ nữ và các dân tộc thiểu số, trong khi hạn chế tầm hoạt động của nhà báo và các nhân viên tổ chức phi chính phủ.

Các văn phòng chính phủ, cửa hàng và trường học vẫn đóng cửa tại các khu vực bị Taliban chiếm giữ gần đây.

Nhiều người dân chọn ở trong nhà hoặc bỏ chạy tới thủ đô Kabul vì lo ngại tình trạng an ninh. Nhiều người chọn ở lại cho tới khi họ chứng kiến những gì mà Taliban áp đặt.

Một sinh viên tốt nghiệp đại học giấu tên, đang làm việc cho một tổ chức phi chính phủ địa phương ở thành phố Herat, phía tây Afghanistan, cho biết, Taliban đã kiểm soát thành phố của cô từ tuần trước.

Cô gái 25 tuổi cho biết đã không rời nhà trong nhiều tuần vì các cuộc giao tranh trong thành phố. Thông qua các cư dân xung quanh, cô biết được rằng có rất ít phụ nữ dám ra ngoài, kể cả đó là bác sĩ. Họ ở nhà cho đến khi tình hình yên ổn hơn.

"Tôi không thể đối mặt với các tay súng Taliban", cô gái giấu tên nói qua điện thoại. "Tôi không có thiện cảm với họ. Không ai có thể thay đổi lập trường của Taliban về phụ nữ và các bé gái. Họ vẫn muốn phụ nữ ở nhà".

Điều khiến người Afghanistan lo sợ khi Taliban kiểm soát đất nước - Ảnh 2.

Các tay súng Taliban tuần tra ở tỉnh Kandahar, tây nam Afghanistan, hôm 15/8. Ảnh: AP

Taliban đã đưa ra những tuyên bố nhằm trấn an người dân Afghanistan. Tổ chức này nói rằng sẽ không có hành động trả thù với những người từng làm việc cho chính phủ hay quân đội Afghanistan, và rằng "tính mạng, tài sản hay danh dự" của những người này sẽ được đảm bảo.

Taliban đang kêu gọi người Afghanistan ở lại đất nước và cam kết tạo ra "môi trường an toàn" cho các doanh nghiệp, đại sứ quán và các tổ chức từ thiện địa phương cũng như nước ngoài.

Tuy nhiên, một số hành động thực tế của Taliban đi ngược lại các tuyên bố đó.

Tháng 7, sau khi chiếm được quân Malistan, tỉnh Ghazni, các tay súng Taliban đã đi gõ cửa từng nhà để tìm kiếm những người làm việc cho chính phủ, giết hại ít nhất 27 thường dân, làm bị thương 10 người khác và cướp bóc nhà cửa, theo Ủy ban nhân quyền độc lập - một tổ chức bán chính thức ở Afghanistan.

Sau khi chiếm giữ thành phố Herat, các tay súng Taliban áp giải 2 người nghi phạm tội trộm cắp đi trên đường phố và bêu riếu tội trạng của họ. Đó là một lời cảnh tỉnh với người phạm tội và nhiều người khác. Nếu tái phạm, người phạm tội có thể bị chặt tay. Taliban cũng nổi tiếng với các vụ ném đá vào người ngoại tình và hành quyết công khai theo luật Hồi giáo của tổ chức này.

Điều khiến người Afghanistan lo sợ khi Taliban kiểm soát đất nước - Ảnh 4.

Chiến binh Taliban chụp hình ở thành phố Kandahar, tây nam Afghanistan, hôm 15/8. Ảnh: AP

Trong quãng thời gian 6 năm (1996-2001), Taliban cấm phụ nữ ra ngoài làm việc và không được tới trường. Phụ nữ phải mặc burqa - loại trang phục che kín người chỉ hở mắt. Khi muốn ra ngoài, phải đi cùng người thân là nam giới.

Hiện tại, giới lãnh đạo Taliban cho biết, họ ủng hộ việc phụ nữ tới trường. Nhưng các nhóm bảo vệ nhân quyền cho biết, các quy tắc liên quan tới việc này rất khác nhau, tùy thuộc vào nơi họ sống và chỉ huy địa phương là ai.

"Khoảng cách giữa các tuyên bố chính thức của Taliban về các quyền với thực tế còn quá lớn, cho thấy Taliban cần nhiều thời gian mới có thể đạt được sự đồng thuận nội bộ về các chính sách của tổ chức này", theo một báo cáo năm 2020 của Tổ chức Theo dõi nhân quyền có trụ sở tại New York Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại