Dấu hiệu cận thị ở trẻ có giống người lớn?

thinga |

Không chỉ lo dịch Covid bùng phát, gia đình có con nhỏ còn một mối lo khác, đó là khi thời gian “dán” mắt vào tivi, điện thoại… quá lâu, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc các vấn đề về mắt như tật cận thị.

Tật cận thị là gì?

Tật cận thị (hay cận thị) là một tật khúc xạ ở mắt. Người mắc bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn và ghi nhận các chi tiết hình ảnh ở xa. Họ phải cố gắng điều tiết (nheo mắt) để thấy rõ hơn.

Có sự khác biệt giữa tật cận thị và bệnh cận thị. Tật cận thị thường là cận thị mắc phải, còn gọi là cận thị học đường, độ cận thường không quá 6 diop (viết tắt là D), mức độ cận tiến triển chậm, tăng độ ít, mức độ cận thường ổn định khi trưởng thành. Còn bệnh cận thị thường là do bẩm sinh, có yếu tố di truyền, độ cận thường rất cao có thể đến 20D, thậm chí 60D, mức độ cận tăng nhanh, nhiều, ngay cả khi đến tuổi trưởng thành và có thể kèm theo các biến chứng như teo gai thị, thoái hóa võng mạc,...

Đối tượng nào dễ mắc cận thị?

Theo GS. TS Đỗ Như Hơn (chuyên khoa Mắt): "Những thống kê tại Việt Nam cho thấy, trung bình mỗi người hiện sử dụng các thiết bị có màn hình phát ra ánh sáng xanh gần 10 giờ/ ngày (dùng máy tính bảng 5 giờ 10 phút, điện thoại 2 giờ 40 phút, xem tivi 2 giờ). Đối với học sinh sinh viên và nhân viên văn phòng, những con số này có thể tăng lên gấp nhiều lần. Trong khi đó, theo khuyến cáo của WHO, mỗi người chỉ cần tiếp xúc với ánh sáng xanh trên 3 giờ mỗi ngày có nguy cơ bị suy giảm thị lực đến 90%".

Do đó, những người tiếp xúc với ánh sáng xanh quá nhiều có nguy cơ cao mắc các vấn đề về mắt, trong đó có cận thị.

Dấu hiệu cận thị ở trẻ có giống người lớn? - Ảnh 1.

Độ tuổi học sinh là giai đoạn cận thị tiến triển nhanh, có thể dẫn tới các biến chứng gây mù lòa nếu không được điều trị kịp thời

Cận thị cũng có yếu tố di truyền. Nếu bố mẹ, anh chị em trong nhà bị cận, những đứa trẻ trong gia đình đó có nguy cơ cao mắc tật cận thị. Tiến sĩ Stuart Dan Kenai, chuyên gia nhãn khoa nhi tại Baltimore cho biết: Nếu cả cha và mẹ đều bị cận thị thì tỷ lệ trẻ mắc phải là 33-60%. Nếu cha hoặc mẹ bị cận thị thì tỷ lệ là 23-40%. Hầu hết nghiên cứu chỉ ra rằng nếu cha mẹ không bị cận thị thì chỉ có khoảng 6-15% khả năng con sẽ bị cận thị. Có hơn 24 gen có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển cận thị.

Ngoài ra, trẻ sinh ra trong tình trạng nhẹ cân hoặc thiếu tháng cũng được xếp vào nhóm nguy cơ.

Tự nhận biết dấu hiệu cận thị cho người lớn và trẻ em

Cách đơn giản để kiểm tra tình trạng mắt của mình và trẻ nhỏ là thực hiện việc trả lời "CÓ" hoặc "KHÔNG" cho các câu hỏi nhận biết dấu hiệu dưới đây:

Dấu hiệu cận thị ở trẻ có giống người lớn? - Ảnh 2.

Nên chủ động đi khám nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường về mắt

1. Khi nhìn xa, hình ảnh không rõ, thường bị mờ, nhòe? 2. Mắt mỏi, tức, khó chịu và phải nheo mắt lại mới thấy được vật ở xa? 3. Thường xuyên bị cay mắt, chảy nước mắt và dụi mắt? 4. Lúc xem tivi hay sách báo phải nheo mắt, nghiêng đầu mới thấy rõ? 5. Lúc viết chữ có thói quen cúi sát mắt xuống bàn hoặc sách vở? 6. Mắt nhanh bị mỏi khi xem điện thoại, tivi? 7. Cảm thấy mệt mỏi, tầm nhìn bị cản khi lái xe hoặc chơi thể thao?

Nếu phần lớn câu trả lời là "CÓ", bạn có thể đang đối diện với nguy cơ bị cận thị. Hãy nhanh chóng đến các chuyên khoa mắt kiểm tra tình trạng mắt để có giải pháp xử lý kịp thời và việc mổ mắt cận thị thường là lựa chọn sau cùng nhưng lại là giải pháp có khả năng ổn định thị lực về lâu dài.

Nhìn chung, cách nhận biết dấu hiệu cận thị ở người lớn và trẻ em về cơ bản không có sự khác biệt. Bạn cần quan sát những biểu hiện thông qua thói quen sinh hoạt và làm việc của từng nhóm đối tượng, với người lớn là sử dụng máy vi tính, đọc sách báo, lái xe… còn con trẻ là những hoạt động học tập, xem tivi, đọc truyện, vui chơi để có được đánh giá ban đầu.

Thay đổi thói quen để phòng chống tật cận thị

Ngoài việc tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết tật cận thị bạn cần thay đổi thói quen sống cho bản thân và con trẻ.

Giới hạn thời gian tiếp xúc

Thực hiện quy tắc 20:20, nghĩa là cứ sau khoảng 20 phút làm việc, bạn nên hướng mắt nhìn ra xa chừng 20 giây, hoặc nhắm mắt khoảng 30 giây đến 1 phút. Nếu xuất hiện cảm giác mờ nhòe khi nhìn vật, cần cho mắt nghỉ lâu hơn.

Với trẻ em, bạn cần quy định thời gian xem tivi, điện thoại... Khoảng thời gian để trẻ tiếp xúc với màn hình được khuyến cáo là 1 tiếng/ ngày. Khuyến khích trẻ ra ngoài vận động hoặc tham gia các khóa học vẽ, đàn, thể dục thể thao… nhằm nâng cao sức mạnh thể chất và tinh thần.

Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho mắt

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Wit của Mỹ với tinh chất Broccophane được chiết xuất từ bông cải xanh giàu Sulforaphane, phát huy công dụng gia tăng tổng hợp Thioredoxin - protein tự nhiên - giúp bảo vệ võng mạc và thủy tinh thể.

Dấu hiệu cận thị ở trẻ có giống người lớn? - Ảnh 3.

Tinh chất Broccophane trong bông cải phát huy công dụng bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc trước tác hại của ánh sáng xanh.

Ánh sáng xanh có khả năng gây tổn thương tế bào biểu mô sắc tố võng mạc lên đến 46%. Tuy nhiên, chứng minh khoa học cho thấy, mức độ gây hại sẽ giảm xuống còn 26% (p<0.01) khi bạn sử dụng sản phẩm dưỡng mắt chứa tinh chất Broccophane.

Do đó, để bảo vệ đôi mắt trước nguy cơ mắc các vấn đề về mắt và tật cận thị, bên cạnh việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt, bạn cần sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ đã được các chuyên gia khuyên dùng.

Dấu hiệu cận thị ở trẻ có giống người lớn? - Ảnh 4.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại