Đáng sợ sức mạnh vũ khí bắn hạ "mọi vật thể bay" của Đức

Lê Cao |

Với sức mạnh và độ cơ động cao, giới chuyên gia quân sự đánh giá đây là hệ thống vũ khí pháo phòng không tự hành có uy lực nằm trong top đầu thế giới.

Dù trên thế giới ngày càng có nhiều loại tên lửa hiện đại xuất hiện, thế nhưng trong tác chiến phòng không thì pháo vẫn được nhiều quốc gia duy trì và phát triển.

Đặc biệt, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, pháo phòng không đã được tự hành nhiều, giảm bớt kíp chiến đấu, tăng khả năng phản ứng, khả năng tác chiến với việc bổ sung hệ thống tự động hóa, radar dẫn bắn đem lại khả năng chiến đấu không thua kém tên lửa phòng không.

Hệ thống pháo tự hành ZSU "Gepard" do công ty "Krauss-Maffei Wegmann" của Đức thiết kế trên khung gầm của xe tăng "Leopard" và được trang bị bởi hai khẩu đại bác KDA 35-mm của công ty "Orlikon kontreyvs" nằm dọc hai bên tháp tăng.

ZSU được dùng để yểm trợ các đơn vị vũ trang và cơ sở quan trọng trong những cuộc không kích của kẻ địch ở độ cao thấp và trung bình.

Các thiết bị của ZSU bao gồm Rada phát hiện mục tiêu MPDR-12 (MPDR-18/S) băng tần S và Rada theo dõi mục tiêu băng tần Ku có tầm xa hoạt động 15 km, động cơ phụ, máy GPS, máy đo khoảng cách laser, hệ thống điều khiển hỏa lực, hai lựu đạn khói PU bốn chân, hệ thống an ninh và điều hòa không khí.

ZSU có khối lượng 47,5 tấn, chiều dài 7,7 m, chiều cao 3,29 m, tốc độ tối đa 65 km/h, phạm vi hoạt động 550 km với một đội 3 người.

Mỗi hệ thống ZSU có thể tự tạo hỏa lực tại chỗ, di chuyển và bắn trúng mục tiêu trên không với tốc độ lên đến 400 m/s, với độ cao 3.000 m và tầm xa đến 5.500 m. Tốc độ bắn đạt 1.100 phát/phút.

ZSU "Gepard-1A2" giúp Lực lượng vũ trang Brazil tăng cường khả năng đảm bảo phòng không ở cự ly gần bằng cách sử dụng các bệ phóng "Djigit". Mỗi bệ phóng này đều được trang bị hai MANPADS (Tổ hợp tên lửa vác vai cơ động) "Igla-S" và các hệ thống RBS-70.

Hệ thống ZSU được tích hợp với các phương tiện tìm kiếm hiện đại bao gồm Radar ba chiều SABER M60 và trung tâm chỉ huy phòng không di động. Các thiết bị này được thiết kế bởi công ty BRADAR và trung tâm nghiên cứu khoa học của Lực lượng vũ trang Brazil CTEx (Centro Tecnologico do Exercito).

So với "người tiền nhiệm", Gepard 1A2 có hệ thống điều khiển hỏa lực nâng cấp giúp tăng tầm hoạt động và giảm thời gian phản ứng trước các mối đe dọa đường không. Ngoài ra loại đạn mới cũng được sử dụng nhằm tối ưu hóa khả năng tác chiến.

Đặt trên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1 có sức cơ động cao, kíp chiến đấu của Gepard 1A2 được bảo vệ an toàn trước hỏa lực bộ binh thông thường cũng như tác nhân xạ - sinh - hóa. Theo đánh giá từ giới chuyên gia quân sự, hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard 1A2 của Đức luôn giữ vững vị trí nằm trong top đầu thế giới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại