Các cuộc phỏng vấn xin việc đã trở nên phổ biến với mọi người khi bước chân vào thị trường lao động. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng vượt qua được những bài phỏng vấn.
Bởi thông qua buổi phỏng vấn họ không chỉ cần bộc lộ được trình độ chuyên môn mà còn là khả năng giao tiếp xã hội, phản ứng nhanh nhạy với tình huống trước nhà tuyển dụng. Cũng vì lẽ đó, ngày càng nhiều nhà tuyển dụng chú trọng kiểm tra trí tuệ cảm xúc (EQ) của đối phương.
Dưới đây là một bài kiểm tra chỉ số EQ được một chuyên gia tuyển dụng người Mỹ chia sẻ trên cá nhân. Hãy cùng thử xem bạn có vượt qua được câu hỏi này không nhé.
Câu hỏi như sau: Hãy tưởng tượng bạn là một người đàn ông đang lái chiếc xe mui trần chỉ có hai chỗ ngồi. Khi đó, bạn phát hiện tại trạm xe buýt có ba người.
- Người thứ nhất là cô gái xinh đẹp.
Ngay lần đầu tiên nhìn thấy, bạn đã muốn tìm hiểu cô gái, cảm thấy có sự kết nối mãnh liệt, thậm chí trong thoáng chốc còn hình dung đến tương lai kết hôn và sinh con với đối phương.
- Người thứ hai là chàng trai chuẩn bị phỏng vấn xin việc.
Người này đứng cạnh cô gái. Từ anh ta bộc lộ khao khát được tham gia một cuộc phỏng vấn xin việc quan trọng. Toàn bộ tương lai của anh đặt cược vào công việc này, nếu thất bại trong buổi phỏng vấn thì có thể hủy đi tương lai của anh và gia đình. Dù anh ta đã chuẩn bị kỹ lưỡng kiến thức và kỹ năng cho buổi phỏng vấn, tuy nhiên anh ta đang gặp khó khăn để tham gia dự buổi phỏng vấn đúng giờ.
- Người thứ ba là bệnh nhân.
Ông có vẻ bị bệnh nặng và cần được đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay. Tính mạng của ông phụ thuộc rất lớn vào thời gian. Nếu kéo dài thời gian đưa đi cấp cứu, ông có thể bị nguy kịch.
Nhà tuyển dụng đặt vấn đề: Nếu là người đàn ông lái xe mui trần, bạn sẽ làm gì?
Bạn sẽ làm gì nếu đặt vào tình huống trên? (Ảnh minh họa)
Theo bản năng, hầu hết mọi người đều nghiêng về phương án đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu. Đây là một lựa chọn hợp lý và thể hiện tính nhân văn. Tuy nhiên, hãy nhớ đây là câu hỏi kiểm tra EQ. Do đó, phương án trên dù hợp lý về mặt logic, nhưng không thể hiện kỹ năng xử lý tình huống.
Vậy câu trả lời nào giúp bạn bộc lộ chỉ số EQ trước nhà tuyển dụng? Đó là: Giao chiếc xe mui trần của bạn cho người đàn ông số hai. Anh ta sẽ đưa bệnh nhân đến bệnh viện rồi đi phỏng vấn xin việc. Còn về phần bạn, bạn hãy đứng bên cô gái khiến trái tim bạn say đắm.
Sự khác biệt giữa câu hỏi tuyển dụng kiểm tra EQ và IQ
Trí tuệ cảm xúc (EQ) khác với chỉ số thông minh (IQ). Trong khi IQ đánh giá các kỹ năng giải quyết vấn đề một cách logic thì EQ lại đào sâu vào việc hiểu và phản ứng với cảm xúc một cách hiệu quả.
Trong môi trường xã hội, việc chỉ dựa vào logic có thể dẫn đến những quyết định tưởng như đúng đắn mà không cần cân nhắc đến những hậu quả rộng lớn hơn. Điểm mấu chốt của các câu hỏi tuyển dụng kiểm tra chỉ số EQ là bạn cần tìm ra giải pháp mà mọi người đều thắng và có lợi.
Ảnh minh hoạ
Mặc dù thành công trong một cuộc phỏng vấn xin việc có thể phụ thuộc vào chỉ số IQ của bạn, nhưng việc duy trì các mối quan hệ lâu dài ở nơi làm việc đòi hỏi chỉ số EQ cao. Bởi càng có nhiều nhân viên EQ cao thì thúc đẩy một môi trường công sở mà mọi người đều cảm thấy thoải mái và vui vẻ.
Nếu bạn không tìm được câu trả lời "đúng" cho các câu hỏi kiểm tra trí tuệ cảm xúc, đừng buồn. Theo khảo sát, chỉ 1 trong 100 người làm được điều đó. Đơn cử như với câu hỏi tuyển dụng ở trên, việc bạn lựa chọn ưu tiên người bệnh thể hiện lòng tốt vốn có của bạn. Và đôi khi trở thành một người tốt, thay vì người có hành xử khôn khéo cũng là người chiến thắng.
Nguồn: Themindsjournal